Tín hiệu đáng mừng là người dân nay đã không còn sợ CS. Đa số người dân Hà Nội tham gia biểu tình hôm 19 tháng 1 cho Hoàng Sa là những cựu chiến binh của “bên thắng cuộc”, những người đã một thời xem trung tá Ngụy Văn Thà là lính “ngụy”, là lính đánh thuê, là tay sai MỸ và là tất cả những gì xấu xa nhất của cuộc đời. Sau năm 1975, gia đình “ngụy” bị trù dập còn thê thảm hơn. Suốt 38 năm qua, “ngụy” cắn răng chịu đựng, luôn tin rằng một ngày nào đó sự thật sẽ trở lại như ánh sáng mặt trời sau một đêm dài u ám, như cây kim nằm trong túi sẽ từ từ lòi ra. Và ngày đó chính là ngày 19 tháng 1 vừa qua.
Nếu chúng ta tin rằng sự thật sẽ trở lại thì những hình ảnh của trung tá Ngụy Văn Thà ngay tại thủ đô Hà Nội, đại diện cho tập thể quân lực VNCH, là sự trở lại của chính nghĩa quốc gia Việt Nam trong lòng người dân thủ đô. Sự trở lại này sẽ là mãi mãi, sẽ bắt đầu cho một giai đoạn mới đầy thử thách cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19 tháng 1 vừa qua chính nghĩa quốc gia không CS đã thật sự trở về.
BBC - Cựu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, là một trong các chỉ huy trận Hải chiến Hoàng Sa 40 năm về trước. Ông là người đã ra lệnh khai hỏa vào lực lượng của hải quân Trung Quốc khi các tàu của TQ xâm nhập hải thổ của Việt Nam Cộng Hòa tại quần đảo Hoàng Sa mà quân lực VNCH khi đó đang quản lý và thực hiện chủ quyền.
Khi được hỏi về quyết định khai hỏa, Phó đề đốc Thoại mô rả rằng quyết định này là do từ quyết định của Tổng thống VNCH ông Nguyễn Văn Thiệu.
"Nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền" - Cựu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
Khi ngồi trong phòng họp của Bộ Tư lệnh Quân 1 duyên hải, có các tướng lãnh của Bộ Tổng tham mưu cũng như có vị trung tướng quân đội 1 thì sau khi tình hình và tin tức tình báo thì ông quyết định rằng tôi [ông Thoại] phải làm tất cả những gì để chứng minh chủ quyền.
“Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.
“Tuy nhiên nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.
Nguyên Tư lệnh cũng cung cấp các chi tiết về việc vì sao, sau nhiều nỗ lực, cuối cùng một lực lượng dự phòng, trực chiến gồm cả hải quân lẫn không quân của Việt Nam Cộng Hòa đã không được lệnh xuất phát ra Hoàng Sa để 'tái chiếm' quần đảo.
Trước câu hỏi về có thông tin không quân VNCH lúc đó ở thế sẵn sàng để tái chiếm đảo Hoàng Sa nhưng đã không xảy ra việc này, Phó đề đốc Thoại nói rằng ông “thực sự không nhớ có kế hoạch gì để đưa không quân VNCH ra tái chiếm”.
“Riêng tôi thì tôi không được biết. Những gì trao đổi ở Sài Gòn, nếu có xảy ra, thì không được thông báo. Ông Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cũng như Tư lệnh Quân khu 1 là Trung tướng Ngô Quang Trưởng với tôi là ba người chỉ huy và chịu trách nhiệm những gì xảy ra ở Quân khu 1 thì tôi không được nghe biết và tôi cũng không nhớ rằng tôi có nghe những kế hoạch nào từ trong Sài Gòn dùng không quân để tái chiếm lại Hoàng Sa.
“Quyết định đó có thể có và cũng có thể không.
“Nhưng có một điều tôi biết là Sư đoàn 1 Không quân, phi đoàn khu trục phản lực F5 lúc nào cũng sẵn sàng ở phi trường để cất cánh khi có lệnh để bảo vệ các chiến hạm của Hải quân VNCH.”
'Ngọn đuốc can trường'
Nhân dịp đánh dấu trận Hải chiến năm nay, cựu Phó Đề đốc gửi lời tưởng niệm tới các binh sỹ, đồng đội là tử sỹ trong trận chiến, gửi lời thăm hỏi, chia sẻ tới những cựu binh sỹ còn sống và gia đình, người thân của các tử sỹ, binh sỹ ở Việt Nam và hải ngoại.
"Tôi cũng nhân dịp này nghiêng mình trước anh linh của 74 tử sĩ VNCH và tôi xin có lời hỏi thăm tới các gia đình tử sĩ và nhất là các chiến hữu còn ở lại Việt Nam cũng như các chiến hữu ở khắp năm châu đã tham dự hải chiến Hoàng Sa lời hỏi thăm và lời chúc chân thành nhất của tôi.”
Khi được đề nghị gửi ra thông điệp cho thế hệ trẻ người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại, Phó Đề đốc Thoại nói “kinh nghiệm cho thấy từ Đệ nhị Thế chiến cho thấy cuộc xâm lăng của một quốc gia mạnh với những nước nhược tiểu nếu không được một cường quốc khác can thiệp ngay từ lúc đầu thì cuộc xâm lấn sẽ bành trướng thêm và sự thiệt hại là rất lớn đối với các quốc gia liên hệ.
“Riêng về phần Việt Nam thì người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng.
“Cùng nhau có hành động thích ứng và khẩn cấp trước khi quá trễ và để cả thế giới và con cháu mình thấy là sự hy sinh của 74 chiến sỹ ở Hoàng Sa năm 1974 là một ngọn đuốc, biểu tượng cho sự can trường của người chiến sĩ hải quân và là phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc trong vùng Đông Nam Á và trong thế kỷ 21”, Phó Đề đốc Thoại nói.
Cuộc phỏng vấn do nhà báo kiêm đạo diễn Trần Nhật Phong, một cộng tác viên của BBC Việt ngữ đang làm việc tại Hoa Kỳ, gửi cho chúng tôi trong dịp này.
hoangsa_hovankythoai_inv.shtml
Dân Làm Báo - Lúc 08h30 sáng ngày 19/1/2014, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm No-U Hà Nội, đông đảo người dân đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, tri ân 74 người lính Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh chống lại Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.
Bất chấp sự bao vây của lực lượng công an đủ mọi thành phần, đông đảo người dân đã tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ mang theo hoa và biểu ngữ để tham gia buổi lễ tưởng niệm.
Nhiều bó hoa với dòng chữ "Hoàng Sa - Việt Nam" in trên dải băng đen được người dân trân trọng đặt trước đài. Trong đoàn người tưởng niệm, xuất hiện nhiều biểu ngữ in hình cố thiếu tá Hải quân VNCH Ngụy Văn Thà cùng với dòng chữ "Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974", "Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội"...
Tượng đài Lý Thái Tổ sáng nay bất ngờ được UBND TP Hà Nội cho người mang máy móc đến 'trùng tu'. Theo quan sát, đây chỉ là việc làm phá rối của phía chính quyền và công an nhằm mục đích ngăn cản không cho người dân tập trung tại khu vực tượng đài. Một vài viên gạch vụn được mang đến cưa khiến bụi bay mù mịt.
Ngay sau khi mọi người tập trung, lực lượng công an đã được huy động phá rối buổi lễ tưởng niệm. Lúc 09:10', có tin nói rằng một thanh niên đã bị bắt đi.
Đoàn người biểu tình sau khi di chuyển sang phía bờ hồ, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ nhưng vẫn bị công an bám sát, phá rối bằng dàn loa phóng thanh cực đại.
Bất chấp sự phá rối của công an, đòa người tiếp tục tuần hành quanh khu vực bờ hồ.
CTV Danlambao từ Hà Nội cho biết: Hai bạn trẻ tên Lê Đức Hiền và Nguyễn Thành Tiến (Facebook Tiến Từ Từ) đã bị an ninh, mật vụ đánh rất đau khi đến tham gia buổi Lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. Lợi dụng lúc tình lộn xộn, công an đã lao đến đánh lén hai bạn trẻ này.
Bất chấp sự bao vây của lực lượng công an đủ mọi thành phần, đông đảo người dân đã tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ mang theo hoa và biểu ngữ để tham gia buổi lễ tưởng niệm.
Nhiều bó hoa với dòng chữ "Hoàng Sa - Việt Nam" in trên dải băng đen được người dân trân trọng đặt trước đài. Trong đoàn người tưởng niệm, xuất hiện nhiều biểu ngữ in hình cố thiếu tá Hải quân VNCH Ngụy Văn Thà cùng với dòng chữ "Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974", "Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội"...
Một thanh niên đến tham dự buổi lễ tưởng niệm bị an ninh thường phục
bắt giữ và áp giải đưa đi đâu không rõ (Ảnh: CTV Danlambao)
bắt giữ và áp giải đưa đi đâu không rõ (Ảnh: CTV Danlambao)
Ngay sau khi mọi người tập trung, lực lượng công an đã được huy động phá rối buổi lễ tưởng niệm. Lúc 09:10', có tin nói rằng một thanh niên đã bị bắt đi.
Đoàn người biểu tình sau khi di chuyển sang phía bờ hồ, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ nhưng vẫn bị công an bám sát, phá rối bằng dàn loa phóng thanh cực đại.
Bất chấp sự phá rối của công an, đòa người tiếp tục tuần hành quanh khu vực bờ hồ.
CTV Danlambao từ Hà Nội cho biết: Hai bạn trẻ tên Lê Đức Hiền và Nguyễn Thành Tiến (Facebook Tiến Từ Từ) đã bị an ninh, mật vụ đánh rất đau khi đến tham gia buổi Lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. Lợi dụng lúc tình lộn xộn, công an đã lao đến đánh lén hai bạn trẻ này.
Người dân tham gia lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa
bị công an phá rối bằng loa phóng thanh. (Video: CTV Danlambao)
bị công an phá rối bằng loa phóng thanh. (Video: CTV Danlambao)
Trước chân tượng đài Lý Thái Tổ - ảnh CTV Danlambao
Blogger Đào Tiến Thi - ảnh CTV DLB
Hoàng Sa là của Việt Nam - ảnh CTV DLB
Lan Lê và bạn Chấn Hưng - ảnh CTV DLB
Hoa tưởng niệm gửi đến những chiến sỹ yêu nước đã vị quốc vong thân - ảnh CTV DLB
Lực lượng côn an - đa phần mặc thường phục cũng "vũ như cẩn" theo truyền thống 16 vàng và 4 tốt đã tụ tập rất đông và bắt đầu lấy loa ra phá.
Dân Làm Báo xin được dùng tấm hình trên để chấm dứt bài tường thuật này.
Một thanh niên bị bắt lên xe!!!
Lòng yêu nước bị bắt lên xe!!!
40 năm, sau khi 74 chàng trai Việt Nam trong bộ áo trắng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh vì lòng yêu nước, để bảo vệ giang sơn, biển đảo dưới đại pháo của tàu Trung cộng thì ngày nay lòng yêu nước đã... bị bắt lên xe.
Xuôi về miền Trung, lòng yêu nước của người dân với hy vọng được tham gia buổi lễ thắp nến tri ân hướng về Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa đứng ra tổ chức cũng đã bị hô biến bởi "lệnh trên" và chắc hẳn cũng bởi "lệnh bên".
19 tháng 1 năm 1974 - 19 tháng 1 năm 2014. Bốn mươi năm. Thời gian quá nửa đời người để ngay những người mù cũng phải sáng mắt để biết đâu là "chính" đâu là "ngụy", đâu là người yêu nước, đâu là kẻ bán nước. Ngụy Văn Thà và 74 người lính Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa dù đã chết nhưng vẫn đang đồng hành rộn rã với những con tim yêu nước, với thế hệ đàn em trên con đường yêu nước, giữ nước và phát triển đất nước đầy gian nan bởi thù trong giặc ngoài này.
Blogger Gió Lang Thang phỏng vẫn bạn Nguyễn Hồng Kỳ (Facebook Lương Tâm) từ Vinh, họa sỹ Trần Thạch Linh về buổi tưởng niệm sáng 19/1/2014 nhằm tri ân các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.
1974 - 2014. Bốn mươi năm sau chợt vang vọng bên ta những câu thơ Trường Sa Hành của Thi sĩ Tô Thuỳ Yên mà Danlambao cho vào hình đầu của bài tường thuật. Bài thơ viết về những người mang nặng trong tim 4 chữ linh thiêng "Tổ Quốc Đại Dương" với 4 câu kết:
San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
Xin cám ơn các bạn No-U FC Hà Nội đã thay mặt nhiều người khắc bia tưởng niệm 74 Người vào sáng hôm nay, đã gửi đến anh linh các tử sĩ quân lực VNCH lòng kính trọng và sự biết ơn qua buổi Lễ Tưởng Niệm 40 năm - ngày 74 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong than.
Một thanh niên bị bắt lên xe!!!
Lòng yêu nước bị bắt lên xe!!!
40 năm, sau khi 74 chàng trai Việt Nam trong bộ áo trắng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh vì lòng yêu nước, để bảo vệ giang sơn, biển đảo dưới đại pháo của tàu Trung cộng thì ngày nay lòng yêu nước đã... bị bắt lên xe.
Xuôi về miền Trung, lòng yêu nước của người dân với hy vọng được tham gia buổi lễ thắp nến tri ân hướng về Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa đứng ra tổ chức cũng đã bị hô biến bởi "lệnh trên" và chắc hẳn cũng bởi "lệnh bên".
19 tháng 1 năm 1974 - 19 tháng 1 năm 2014. Bốn mươi năm. Thời gian quá nửa đời người để ngay những người mù cũng phải sáng mắt để biết đâu là "chính" đâu là "ngụy", đâu là người yêu nước, đâu là kẻ bán nước. Ngụy Văn Thà và 74 người lính Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa dù đã chết nhưng vẫn đang đồng hành rộn rã với những con tim yêu nước, với thế hệ đàn em trên con đường yêu nước, giữ nước và phát triển đất nước đầy gian nan bởi thù trong giặc ngoài này.
Blogger Gió Lang Thang phỏng vẫn bạn Nguyễn Hồng Kỳ (Facebook Lương Tâm) từ Vinh, họa sỹ Trần Thạch Linh về buổi tưởng niệm sáng 19/1/2014 nhằm tri ân các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.
1974 - 2014. Bốn mươi năm sau chợt vang vọng bên ta những câu thơ Trường Sa Hành của Thi sĩ Tô Thuỳ Yên mà Danlambao cho vào hình đầu của bài tường thuật. Bài thơ viết về những người mang nặng trong tim 4 chữ linh thiêng "Tổ Quốc Đại Dương" với 4 câu kết:
San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
Xin cám ơn các bạn No-U FC Hà Nội đã thay mặt nhiều người khắc bia tưởng niệm 74 Người vào sáng hôm nay, đã gửi đến anh linh các tử sĩ quân lực VNCH lòng kính trọng và sự biết ơn qua buổi Lễ Tưởng Niệm 40 năm - ngày 74 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong than.
Sài Gòn: Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng
CTV Danlambao - Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ:
Phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng.
Nhân dân Việt Nam ghi ơn gương anh dũng của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các tử sỹ Hoàng Sa 1974".
* Dưới đây là hình ảnh một tên Việt gian cướp biểu ngữ của bà con dân oan. Khi bị ghi hình, tên này còn đe dọa đập máy của người quay phim:
CTV Danlambao - Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ:
"Chế độ Hà Nội hèn nhát, không dám lên tiếng phản đối Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa.
Phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng.
Nhân dân Việt Nam ghi ơn gương anh dũng của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các tử sỹ Hoàng Sa 1974".
Chị Trần Ngọc Anh, người từng bị CA đánh nhập viện cách đây nửa tháng cho biết: Buổi tưởng niệm sáng hôm 17/1/2014 là hoạt động của các thành viên Phong trào Dân oan Tranh đấu nhằm ghi ơn 74 tử sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, đồng thời cũng để tố cáo chế độ cộng sản hèn hạ, bán nước qua công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Theo lời chị Ngọc Anh, trước đó có khoảng 100 dân oan tập trung tại khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, nhưng đã bị công an xe lẻ và giải tán. Dù chỉ còn lại khoảng 30 người, nhưng bà con vẫn quyết định thực hiện cuộc biểu tình.
Dân oan Trần Thị Ngọc Đa, cũng là thành viên của Phong trào Dân oan Tranh đấu kể lại: Khi mọi người vừa giăng biểu ngữ và hô khẩu hiệu chưa được bao lâu thì công an lập tức lao đến giằng xé biểu ngữ với thái độ hung bạo.
Một viên côn an mật vụ lớn tiếng chửi bới: "ĐM chúng mày, đi kiện không lo đi kiện mà đi làm chính trị hả?", "Giờ này mà mày còn dám nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa hả?"
Chị Ngọc Anh và nhiều bà con dân oan liên tục bị xô ngã, cướp xé biểu ngữ và đàn áp trong gần 40 phút. Khi công an chuẩn bị bắt mọi người lên xe, chị Ngọc Anh liền cầm hai chiếc dép lên tay, dọa sẽ liều chết nếu công an giở trò thô bạo. Trước sự đoàn kết của bà con dân oan cùng với sự quyết liệt của chị Ngọc Anh, công an mật vụ đã buộc phải ngừng tay không dám bắt người.
Dân oan Trần Thị Ngọc Đa cho biết, trước đó, khi bị công an tra khảo về việc thành lập Phong Trào Dân oan Tranh đấu, bà Đa cũng bị CA đe dọa về việc tham dự buổi lễ tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19/1 tới.
* Dưới đây là hình ảnh một tên Việt gian cướp biểu ngữ của bà con dân oan. Khi bị ghi hình, tên này còn đe dọa đập máy của người quay phim:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét