Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về vụ Công an Huế quản chế Huynh trưởng Lê Công Cầu

 photo Toiaccongsan-danlambao.jpg
 
 photo PTTPGQTNews.png
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 2.1.2014
Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về vụ Công an Huế quản chế Huynh trưởng Lê Công Cầu
 
 
Bangkok – Paris, 2.1.2014 – Vào sáng ngày mồng một tháng giêng năm 2014, công an đã bắt và câu lưu ông Lê Công Cầu, nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền và cũng là Huynh trưởng lãnh đạo Gia Đình Phật tử Việt Nam tại trường bay Phú Bài vùng phụ cận Huế lúc ông Cầu đã lên ngồi trên chuyến bay đi Saigon. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam biểu tỏ mối quan ngại trầm trọng cho việc bắt bớ và câu lưu này.
 
Ông Lê Công Cầu dự tính vào Saigon vấn an Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) Thích Quảng Độ, một nhà bất đồng chính kiến nổi danh cũng bị quản chế tại Thanh Minh Thiện Viện. Gần đây ông Lê Công Cầu đã làm nhiều chuyến đi vấn an như thế đối với vị Cao tăng 86 tuổi.
 
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói rằng :
 
“Việc bắt bớ ông Lê Công Cầu vì lý do đi thăm viếng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo. Việt Nam đăng cai xin tổ chức lễ Phật Đản Tam hợp LHQ vào tháng 5 năm nay, đồng thời Việt Nam luôn tuyên bố tôn trọng quyền sinh hoạt của Phật giáo và các tôn giáo khác. Việt Nam hãy chứng tỏ sự cam kết này bằng cách chấm dứt tình trạng quản chế ông Lê Công Cầu cũng như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ”.
Sau khi bị bắt tại phi trường Phú Bài, công an đã chở Huynh trưởng về đồn công an ở phường Trường An, Huế, và thẩm vấn suốt 13 giờ đồng hồ. Ông không được công an cho biết lý do cuộc câu lưu hay ông phạm tội gì. Công an đã tịch thu hai máy laptop, hai USB, hai máy điện thoại cầm tay cũng như một số văn kiện nội bộ của GHPGVNTN.
 
Trong cuộc thẩm vấn, công an không ngừng nói rằng ông Cầu là thành viên thuộc GHPGVNTN là tổ chức tôn giáo không được Nhà nước thừa nhận, nên đã “sử dụng bất hợp pháp” các laptops và USB. Khi được trả tự do tối ngày 1.1.2014, ông Lê Công Cầu bị công an dùng khẩu lệnh đặt ông vào tình trạng quản chế, không được rời nhà hay liên lạc với bất cứ ai, và sẵn sàng đi “làm việc” khi có lệnh công an triệu tập.
 
Việc bắt bớ ông Lê Công Cầu là hành động trái với nghĩa vụ của Việt Nam đối với các bộ luật nhân quyền quốc tế. Điều 9 trong Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), mà Việt Nam ký kết, cấm không được bắt bớ tùy tiện và quy định rằng “bất cứ ai bị bắt phải được thông báo vào lúc thi hành bắt bớ, về lý do bắt bớ cũng như cho biết ngay tội phạm của người bị bắt”. Thêm nữa, điều 18 trong ICCPR, mà Việt Nam ký kết, công nhận quyền tự do tôn giáo.
 
Ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền, nhận xét rằng :
 
“Cuộc đàn áp các người tranh đấu bảo vệ nhân quyền vẫn tiếp diễn cho thấy Việt Nam còn rất xa mới đạt được sự tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản. Cần chấm dứt ngay việc bắt bớ tùy tiện và giam cầm nhắm vào giới Phật giáo đồ và các cộng đồng tôn giáo khác, và phải trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho họ”.
 
Trước đây ông Lê Công Cầu đã bị bắt vào tháng 3 năm 2013 và bị công an thẩm vấn suốt 3 ngày vì “tội” đưa lên mạng các bài viết yêu cầu phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, và chấm dứt mọi đàn áp, sách nhiễu chư Tăng, Ni, Phật tử. Công an đã dằn mặt Huynh trưởng Lê Công Cầu về các tội “phá hoại chính sách đoàn kết” chiếu điều 87 của bộ luật Hình sự, và “phát tán tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước” chiếu theo điều 88 của bộ Luật Hình sự có thể dẫn đến 15 hay 20 năm tù giam.
 
Tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam có khoảng 500.000 đoàn viên tại Việt Nam, là tổ chức giáo dục thanh thiếu niên trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Mặc dù bị nhà cầm quyền Cộng sản cấm đoán, nên phải hoạt động bán công khai trong các mạng lưới xã hội, nhân đạo, và giáo dục, là những sinh hoạt vốn được nhà cầm quyền làm ngơ.
 
 
 photo 747c2aeb-280d-405b-a47c-f564943220d0.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét