Tôi rất đồng cảm với ý nghĩ của ông, rằng Phật Tử ngày nay phần đông ù lì, không quan tâm đến vận nước mà họ cho là chính trị, tuy nhiên. Tôi xin được thưa với ông như sau:
Những gì tôi viết không phải là để bao che hoặc cổ xúy Phật Tử không tham gia vào việc đấu tranh cho vận nước Việt Nam. Những gì tôi viết chỉ là điểm vào cái nhân duyên của thế gian. Phật Giáo bị cộng sản kềm kẹp, các Vị Cao Tăng, chức sắc trong Phật Giáo GHPGVNTN bị kềm kẹp, không được tự do hành đạo, cứu đời, do đó các Ngài không thể nào đứng ra hô hào xuống đường hoặc trực diện kêu gọi Phật Tử đứng lên đấu tranh, bỡi nếu làm như vậy thì sẽ mất đi cơ hội chứng minh cho Quốc Tế thấy nhà cầm quyền cộng sản không có kềm kẹp con dân Việt Nam, không có tước đoạt quyền tự do tôn giáo, tự do dân chủ. Trong khi các Ngài Tu Sĩ Phật Giáo và GHPGVNTN bị ngăn cấm hành đạo mà các Ngài còn có thể đứng lên hô hào tức là nhà cầm quyền cộng sản rất tự do như thời VNCH và các nước tự do trên thế giới, nếu vậy thì làm sao chúng bị liệt vào danh sách cần quan tâm về vấn đề tự do, dân chủ?
Các Ngài Tu Sĩ Phật Giáo và Phật Giáo bị mất tự do hành đạo và bị kềm kẹp nhưng Phật Tử vẫn có thể lên tiếng đó mà, do đó Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế và Phật Tử hải ngoại chúng tôi cũng như các Phật Tử trong nước vẫn lên tiếng, đấu tranh cho tự do, dân chủ và một Việt Nam không cộng sản, không độc tài, không chấp nhận kẻ bán nước. Tất cả sự đấu tranh của chúng tôi không những người dân Việt Nam nghe và biết tới mà cả thế giới đều biết, chúng tôi không hề vì sự đàn áp của cộng sản khiến cho GHPGVNTN và các Chư Tăng, Ni thuộc GHPGVNTN trong nước bị áp bức mà phải im hơi lặng tiếng, hoặc tránh xa 2 chữ chính trị.
Tôi dám bảo đảm với ông Nhật Liên Dũng cũng như tất cả mọi người, rằng Phật Giáo chúng tôi, dù trong hay ngoài nước, dù tịnh hay động đều vẫn đang hòa cùng một thể với sự đấu tranh đòi tự do, dân chủ và dẹp bỏ cái đảng cướp của giết người, bán nước hiện đang cai trị Việt Nam dưới sự lãnh đạo của bọn Trung Quốc. Chúng tôi không hề nhu nhượt hoặc ím thế hay ương hèn. Nếu qúy vị có thể phóng tầm mắt xa hơn để nhìn thì sẽ thấy Phật Giáo GHPGVNTN chúng tôi, trong và ngoài nước đã và vẫn đang tiếp tục đấu tranh, thậm chí Phật Giáo GHPGVNTN lên tiếng đấu tranh trước hơn bất cứ ai, do đó, xin đừng làm ngơ và khỏa lắp những gì hiện thực. Chúng tôi không tranh giành danh tiếng, cũng không tranh giành quyền lực, chỉ mong sự đấu tranh chung này đem lại cho dân tộc Việt Nam tự do, dân chủ, tạo nên một Việt Nam phú cường, không phải một Việt Nam nô lệ cho Tầu.
Là Phật Tử chúng tôi luôn thực hành 2 đức tín khiêm cung và tinh tấn, nhưng cũng cám ơn ông đã nhắc nhở cho dù chúng tôi không hề quên và chưa từng xao lãng việc tu tập 2 đức tính này trong đời sống. Chúc ông chân cứng đá mềm để ghi lại sử sanh cho con cháu. Việt Nam cần những người đầy lòng nhiệt huyết, đấu tranh không ngừng nghỉ, không mệt mỏi như mỗi người chúng ta. A DI ĐÀ PHẬT.
HNTT
Kính thưa quý vị,
Ngoại đạo họ nghĩ sao về PG là chuyện của họ. Họ cố tình giả đui mù câm điếc để không nhìn thấy tội lỗi của cái gia đình trị Ngô-triều để rồi họ đổ hết bao tội ác mà gia đình ấy gây nên lên đầu PG là chủ súy của riêng chúng và của thầy tổ chúng, Vatican. Thế nhưng chuyện ấy có thể châm chước được. Vì với họ Việt Nam chắc gì đã là quê hương? Vatican mới đích thị là quê hương của những người thiên chúa giáo.
Nhưng với người Phật tử mà vẫn không có cái nhìn trung thực về một thời đạo pháp và hoàn cảnh đất nước lâm nguy là một điều đáng tiếc và đáng buồn. Nhưng muốn có cái nhìn trung thực, đòi hỏi trình độ nhận thức ở nơi người đánh giá, một sự hiểu biết vô cùng uyên thâm, biết được sự lắc léo, mưu chước và thâm độc của đường lối chính trị từ trời Âu sang Á. Chuyện không đơn thuần nằm ở trong đất nước Việt Nam, mà đưa một vài lý do cợm nổi bề mặt để đánh giá. Đấy cũng là lý do vì sao thời nay đa phần người Phật tử cứ khăng khăng với ý niệm thủ thường, yên phận, nhiều khi cả lạnh lùng như băng tuyết với những chuyện xảy ra trên đất Việt hiện nay, thờ ơ và lánh xa luôn với bất cứ những gì họ cho là dang díu với 2 chữ “chính trị”. Thật sự không trách ở nơi họ vì cái mưu mô chính trị dùng Việt Nam như một bàng địa và sân chơi, của những tay cừ quốc tế, không phải là một chuyện dễ nhận biết. Vì thiếu trình độ nhận thức về chính trị và thời cuộc mà sự đánh giá cũng lệch lạc theo.
Thế nên xin thưa, 2 đức tính cần có ở nơi người Phật tử là phải “khiêm cung” và “tinh tấn”. Phải tự thấy rằng sự hiểu biết của mình còn rất nông cạn, lúc nào cũng sẵn sàng tinh tấn cố gắng học hỏi để có cái nhìn sâu rộng hơn.
Nhật Liên Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét