Công cụ bạo lực nhà nước tùy tiện giáng bạo lực xuống dân lành là chỉ dấu, là bằng chứng của một nhà nước suy đồi và một xã hội bất an. Sự suy đồi và bất an càng nghiêm trọng hơn khi con người công cụ nhà nước sử dụng bạo lực với dân không được nghiêm khắc nhìn nhận và ngăn chặn lại được bao che, dung túng.
Nhảy thách lên, toàn thân cong như một cánh cung và dồn toàn bộ sức bật của cánh cung cơ bắp đó vào cú phóng chân đầy uy lực đá thẳng vào mạn sườn một thân hình mảnh mai tay khư khư ôm chiếc túi nhỏ bên người. Khi tiếp cận kẻ hứng đòn vừa tầm tay tấn công, cánh cung cơ bắp lại dồn hết sức mạnh vào nắm đấm thoi thẳng vào mặt nạn nhân. Không kịp chống đỡ và cũng không biết chống đỡ, phải hứng trọn liên tiếp những cú ra đòn của một thế đánh thuần thục, bài bản đầy sức mạnh, máu mồm kẻ lãnh đòn trào ra. Sự việc diễn ra trên cầu Nhật Tân vắt qua sông Hồng lịch sử ngay cửa ngõ đất kinh kì Thăng Long ngàn năm văn vật một ngày thu nắng đẹp 23.9.2016 giữa thời bình yên.
Người tung thế võ hiểm ra đòn là Ngô Quang Hưng, cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh, Hà Nội và người hứng trọn cú đòn độc hộc máu mồn là Trần Quang Thế, phóng viên báo Tuổi Trẻ. Cả hai đều là người Việt Nam, cùng một thế hệ thanh niên, cùng sống trong một thời mà như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Công an và nhà báo cùng đến hiện trường làm phận sự của mình, công an điều tra và nhà báo lấy tin về một vụ việc dân sự không phải là an ninh chính trị, không phải là bí mật nhà nước vì thế công an và nhà báo đều bình đẳng, có thể hợp tác, hỗ trợ nhau. Nhưng ỷ thế là quyền lực nhà nước, là công cụ bạo lực con cưng của Đảng cầm quyền tồn tại bằng bạo lực, lại muốn độc quyền khai thác sự việc, công an đã xua đuổi nhà báo và thế võ nghiệp vụ trấn áp tội phạm của công an hình sự đã được phô diễn với nhà báo chỉ biết khư khư giữ túi đồ nghề làm báo.
Công cụ bạo lực nhà nước tùy tiện giáng bạo lực xuống dân lành là chỉ dấu, là bằng chứng của một nhà nước suy đồi và một xã hội bất an. Sự suy đồi và bất an càng nghiêm trọng hơn khi con người công cụ nhà nước sử dụng bạo lực với dân không được nghiêm khắc nhìn nhận và ngăn chặn lại được bao che, dung túng. Người lính công an lao tới trong thế võ độc cước phóng chân đá vào mạn sườn và thoi nắm đấm vào mặt nhà báo được người chỉ huy công an bao che, biện bạch trơ trẽn là “gạt tay trúng má nhà báo”.
Bao che lấy được cho bạo lực mất tính người, bao che lấy được cho cái ác, bất chấp sự thật hiển nhiên trước sự chứng kiến tại chỗ của nhiều người và được ghi hình đưa lên mạng xã hội cho cả xã hội chứng kiến. Bao che bất chấp sự thật hiển nhiên đó là sự phỉ báng lòng trung thực không thể thiếu ở con người chân chính.
Bao che cho bạo lực vô lối là bao che cho cái ác phản con người, phản văn hóa. Bao che cho cái ác là sự vô cảm, không còn lương tâm để bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành.
Bao che cho cấp dưới làm điều tồi tệ đến mức ứng xử côn đồ với dân lành, sự bao che đó đã không còn biết đến danh dự và bổn phận của người công an nhân dân.
Coi chuyện công an vô cớ đánh hộc máu dân lành chỉ là chuyện thường, người vô cớ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với dân chỉ bị khiển trách nhẹ nhàng như thú nhận rằng bạo lực với dân như đã trở thành phương cách hành xử, như đã là qui trình làm việc của công an.
Công an tùy tiện sử dụng bạo lực với dân được bao che, dung túng và dân lành bị công an đánh hộc máu, đánh đến chết diễn ra khắp nơi trên cả nước, kéo dài suốt năm này qua năm khác. Dựa vào bạo lực để tồn tại, Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã quá chăm bẵm, o bế, nuông chiều công an và lực lượng công an đông đúc chưa từng có đã trở thành kiêu binh ngạo nghễ thoải mái dùng bạo lực với dân là nỗi ám ảnh khủng khiếp, nỗi bất an thường trực của người dân và là nỗi bất an của cả xã hội giữa thời yên hàn.
Ôi một thời đại rực rỡ!
P.Đ.T.
Tác giả gửi BVN.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, PGĐ kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội.
Nhà Báo Trần đình Trọng vừa bị đá bị đấm khi tác nghiệp
Bao che lấy được cho bạo lực mất tính người, bao che lấy được cho cái ác, bất chấp sự thật hiển nhiên
trước sự chứng kiến tại chỗ của nhiều người và được ghi hình đưa lên mạng xã hội cho cả xã hội
chứng kiến. Bao che bất chấp sự thật hiển nhiên đó là sự phỉ báng lòng trung thực không thể thiếu
ở con người chân chính.
Bao che cho bạo lực vô lối là bao che cho cái ác phản con người, phản văn hóa.
Bao che cho cái ác là sự vô cảm, không còn lương tâm để bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành.
Bao che cho cấp dưới làm điều tồi tệ đến mức ứng xử côn đồ với dân lành,
sự bao che đó đã không còn biết đến danh dự và bổn phận của người công an nhân dân...
Phạm Đình Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét