“Mong bà con người Việt hải ngoại, hoặc cá nhân hay tổ chức, kết nghĩa với một tù nhân lương tâm ở Việt Nam thì an ủi cho họ rất nhiều.”
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, kêu gọi như vậy khi bà đến thăm báo Người Việt hôm Thứ Tư 12/3/2014.
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, kêu gọi như vậy khi bà đến thăm báo Người Việt hôm Thứ Tư 12/3/2014.
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh tại tòa soạn nhật báo Người Việt ngày Thứ Tư 12/3/2014. (Hình: Người Việt)
Bà hiện đang đi nhiều nơi từ Châu Âu sang Mỹ và còn đến Úc rồi sang Canada để vận động cho con bà cũng như cho các người tù nhân lương tâm khác hiện đang bị các bản án bất công.
Bà Trần Thị Ngọc Minh giải thích “Kết nghĩa” là “có thể là giúp đỡ tinh thần, vật chất, động viên thăm hỏi, theo dõi sức khỏe, tình trạng hành hung tra tấn để kịp thời thông báo cho các tổ chức quốc tế lên tiếng cho họ, giúp đỡ pháp lý khi họ ra tòa. Đồng thời, tạo ra một cái quỹ để giúp cho tù nhân lương tâm khi cần thiết.”
Bà cho hay “Tôi biết bà con người Việt hải ngoại bao nhiêu năm qua, đã bỏ ra rất nhiều công sức tiền của giúp đỡ các tù nhân lương tâm bên Việt Nam. Tuy nhiên, đến giờ, vẫn còn những tù nhân lương tâm chưa được biết tới. Đây là điều canh cánh trong lòng của tôi cũng như của nhiều người.”
Suốt nhiều năm qua, có các nhóm nhỏ hoặc cá nhân liên lạc trực tiếp giúp cho một số người đấu tranh dân chủ hoặc đòi hỏi tự do tôn giáo bị bỏ tù tại Việt Nam. Tuy nhiên, những sự yểm trợ đó không nhiều và không thường xuyên. Trong những trường hợp cần điều trị thuốc men chữa trị các chứng bệnh hiểm nghèo thì họ lại càng cần được giúp đỡ nhiều hơn nữa.
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 29 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN kết án 7 năm tù hồi năm 2010 cùng với hai bạn trẻ khác là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Họ bị vu cho tội “phá rối an ninh trật tự chống chính quyền” khi giúp cho công nhân của một công ty gia công giày da ở tỉnh Trà Vinh đình công chống bóc lột, bất công.
Đỗ Thị Minh Hạnh, năm 18 tuổi, đã tham gia công tác xã hội khi đang là sinh viên đại học. Năm 2005 đã từng bị bắt và tra tấn vì giúp đỡ dân oan khiếu kiện ở Hà Nội nhưng được gia đình bảo lãnh. Cô hợp tác với một số bạn giúp đỡ giới công nhân đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người lao động ở một số địa phương.
Bà Trần Thị Ngọc Minh cho hay, khi con bị bắt lần sau cùng vào Tháng Hai 2010 rồi bị kết án tù, bà đã gặp nhiều người ở Việt Nam, không kể luật sư, tìm cách cứu con nhưng thấy không hy vọng gì nên đã tìm cách ra nước ngoài để vận động chính giới Hoa kỳ và các nước Tây phương. Đi thoát khỏi Việt Nam, bà đến Ba Lan đầu tiên nhờ có con rể ở đây. Cũng nhờ hoàn cảnh của con gái đang bị tù tội bất công mà chính phủ Ba Lan cho bà tị nạn.
Theo lời bà Trần Thị Ngọc Minh, Đỗ Thị Minh Hạnh không những có dấu hiệu ung thư ngực mà còn đang bị thấp khớp rất nặng, không chịu đựng nổi cái lạnh của miền Bắc Việt Nam.
“Minh Hạnh mang mầm bệnh trong cơ thể và thêm một chứng bệnh nữa là đau khớp rất nặng. Ở Hà Nội lạnh quá. Cháu chịu đựng những con đau. Bên ngực trái của cháu vẫn cứ teo như thế, vẫn một bên nhỏ bên lớn và phát hiện có khối u nhỏ trong ngực. Chúng tôi có đề nghị trại giam cho đi khám nhưng họ nói cứ cho cháu uống thuốc đã, có bác sĩ trong trại giam. Từ ba tới 6 tháng nếu không tiêu khối u đấy thì sẽ cho cháu đi xét nghiệm giải phẫu. Theo tôi, họ nói là một lẽ nhưng họ có cho đi khám lại là chuyện khác.” Bà Trần Thị Ngọc Minh kể với báo Người Việt.
“Chúng tôi đã đề nghị rất nhiều lần xin cho cháu đi khám chuyên khoa nhưng họ không cho. Chính vì vậy mà tôi nhờ chính giới các nước lên tiếng giúp cho để can thiệp cho cháu đi khám bệnh. Tôi cũng gửi thư đến sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhờ giúp đỡ.”
“Chúng tôi đã đề nghị rất nhiều lần xin cho cháu đi khám chuyên khoa nhưng họ không cho. Chính vì vậy mà tôi nhờ chính giới các nước lên tiếng giúp cho để can thiệp cho cháu đi khám bệnh. Tôi cũng gửi thư đến sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhờ giúp đỡ.”
Từ Âu châu, bà Trần Thị Ngọc Minh, ngày 16/1/2014, đến Quốc hội Hoa Kỳ điều trần về trường hợp tù tội của con bà cũng như các bạn Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Sau đó, 11 dân biểu Hoa Kỳ đã viết thư kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do con bà và các bạn.
“Ít ra thì Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã được chú ý đến và tôi tin sự chú ý đó giúp cho nhà nước Việt Nam không có các hành động đàn áp hay đánh đập con tôi như trước kia nữa.” Bà nói.
Theo bà cho biết, hiện cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị giam riêng ở nhà tù Thanh Xuân, cách Hà Nội khoảng 60 cây số. Khi mới bị chuyển từ nhà tù Z30D ở Hàm Tân, Bình Thuận, ra bắc giữa Tháng 5-2013, cô chung phòng với bà Mai Thị Dung, một tín đổ Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy. Nhưng sau bị tách riêng, biệt giam mỗi người một phòng và “không cho liên hệ với bất kỳ ai, không cho tiếp xúc với phạm nhân nào.”
Chồng bà thay phiên với chồng bà Dung cách một tháng đi thăm tù, người thăm con gái, người thăm vợ để đỡ tốn kém. Hai tù nhân lương tâm Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh gặp nhau vào giờ ăn và cả hai đều ăn chay.
Chồng bà thay phiên với chồng bà Dung cách một tháng đi thăm tù, người thăm con gái, người thăm vợ để đỡ tốn kém. Hai tù nhân lương tâm Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh gặp nhau vào giờ ăn và cả hai đều ăn chay.
“Sau khi đi tù, một vài tháng sau thì cháu bắt đầu ăn chay niệm Phật ở trong tù.” Bà Trần Thị Ngọc Minh nói. Nhờ vậy “Cháu cũng thanh thản. Cháu nói thế này, xin gia đình cho phép con đi theo con đường mà con đã chọn. Nếu có chuyện gì rủi ro xảy ra cho con ở trong tù thì xin gia đình vui vẻ, coi đó là định mệnh, số phận của con. Đừng có buồn, đừng có lo lắng và suy nghĩ nhiều, xin gia đình thông cảm và tha thứ cho con. Cháu đã chuẩn bị tinh thần cho mình ở trong tù cho bất cứ cái gì xảy ra nên Minh Hạnh lúc nào cũng thanh thản và vui vẻ chứ không có buồn phiền.”
Bà cho biết con gái bà cũng như bà Mai Thị Dung rất nhiều lần được cán bộ nhà tù khuyến dụ “nhận tội” nhưng họ cương quyết không nhận vì cho rằng mình không làm gì sai trái với lương tâm và pháp luật.
“Chồng tôi thăm nuôi con thì họ cũng nói khuyên Đỗ Thị Minh Hạnh nhận tội thì thả ra sớm. Nhưng khi ba của Minh Hạnh vừa bước vào phòng thăm viếng thì cháu đã gàn trước rồi, bảo ba đừng lên tiếng, con không có tội đâu ba. Con không có tội nên không nhận tội. Chính vì vậy mà họ tiếp tục giam cầm trong khi tôi rất lo lắng cho sức khỏe của con.” Bà kể.
“Chồng tôi thăm nuôi con thì họ cũng nói khuyên Đỗ Thị Minh Hạnh nhận tội thì thả ra sớm. Nhưng khi ba của Minh Hạnh vừa bước vào phòng thăm viếng thì cháu đã gàn trước rồi, bảo ba đừng lên tiếng, con không có tội đâu ba. Con không có tội nên không nhận tội. Chính vì vậy mà họ tiếp tục giam cầm trong khi tôi rất lo lắng cho sức khỏe của con.” Bà kể.
Ngoài chuyện vận động cho con mình, bà Trần Thị Ngọc Minh cho biết, nhờ cơ hội được ra nước ngoài, bà cố gắng vận động, góp tiếng nói đấu tranh cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Bà nói rằng “Tôi chỉ là một phụ nữ nhỏ bé, thương con, trên đường đi tìm tự do công lý cho con thì có may mắn hơn nhiều thân nhân tù nhân lương tâm ở trong nước. Tôi có cơ hội ở nước ngoài, đi nước này nước khác đấu tranh cho con mình, kết hợp, góp thêm tiếng nói của tôi với bà con hải ngoại, vận động đấu tranh cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam.”
Theo lời bà “Tù nhân lương tâm ở Việt Nam càng ngày càng đông và họ chịu đựng không kém gì Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương. Họ cần sự quan tâm của bà con trong ngoài nước cũng như chính giới giúp cho họ thoát khỏi nhà tù cộng sản.” (TN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét