Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

(Bảo Chi) CÔN ĐỒ AN NINH SÁCH NHIỄU CHÙA GIÁC MINH CỦA HT THÍCH THANH QUANG TẠI ĐÀ NẮNG


Từ chiều hôm qua, ngày 12/1/2019 cầm quyền phường Bình Hiên quận Hải Châu, tp Đà Nẵng đã cho lực lương an ninh tôn giáo cấp qua65nva2 phường cùng các lực lượng khác: an ninh, công an chìm nỗi, hội phụ nữ và cả ''côn đồ công an'', ''côn đồ an ninh'' .... sách nhiễu ngôi chùa Giác Minh, thân cô, thế cô trong đó có vị trụ trì đã 81 tuổi và sư cô Đồng Hiếu hầu thầy lúc tuổi già!
Họ đã sách nhiễu vô lý còn đòi đánh đập sư cô Đông Hiếu vì lên án hành động thiếu đức, thiếu tình người của họ.
Không biết họ nghe được thông tin gì mà họ:

– ngăn cấm phật tử vào chùa thăm thầy trụ trì và ngăn chặn không cho cả thân mẫu sư cô Đồng Hiếu về chùa thăm con mình
– tệ hơn , họ là an ninh , là công an mà giả côn đồ đòi đánh sư cô Đồng Hiếu nếu tôi nhiều lần ko ngăn cản lôi anh ta ra chắc sẽ xảy ra những điều đáng tiếc vì hành động vô văn hoá du côn của anh ta gọi là “ ỷ mạnh hiếp yếu”
– càng bất nhẫn hơn khi đêm về khuya, anh ta (người mặc quần zean và áo thun đen) cùng rũ nhiều người của anh ta , đập cửa chùa ,chọc chó rất nhiều lần để ko ai được nghỉ ngơi, cả khu vực quanh chùa ko ai ngủ được, chùa ra nói thiệc hơn thi sáng ra ổ khoá chùa bị đổ keo bôi với đất ko mở ra được….
– vị trụ trì bèn phương tiện mở của lớn để ra vào thì họ chờ thầy ko để ý đóng cửa khoá chùa với ổ khoá dây màu đỏ, thầy phải dùng cưa, lửa và kèm dùng sức già để mở của chùa sinh hoạt…
– chứng kiến cảnh tượng này lòng tôi chua xót và bất nhẫn cho hành động xấu xa của cầm quyền phường Bình Hiên Đà Nẵng
Tôi nhục thay cho họ khi cả “ bày “ người ngồi canh quanh chùa và bên trong trạm dân phòng họ cười khoái chí thích thú khi thấy những đồng nghiệp khác họ đang hành xử xấu xa vô nhân đạo với ngôi chùa Giác Minh tọa lạc trong khu vực họ….
ngoài ra họ còn tạc từng thùng nước và ném những chai nước họ đang uống lên vị trụ trì già yếu ra khuyên họ thiệc hơn vào lúc đêm khuya ….
Tôi không còn lời gì để lột tả cái xấu xa của họ khi phân biệt đối xử tôn giáo và quyền sống tự do bình đẳng của người dân mà hiến pháp VN đã minh định. Họ đạp đỗ tất cả chà đạp Hiến pháp và pháp luật…
họ thật đúng với câu “ Hèn với giặc, Ác với dân”

Ps: khi tôi đưa máy chụp họ thì họ tản hết!

(GS/Võ Văn Ái - PTTPGQT) Mấy lời trao đổi với ông Trần H. Văn về chi tiết viết sai ngày tháng trong bản Hiến chương 2015


Thưa Ông Trần H. Văn,
Bản Hiến chương tu chỉnh năm 2015 chúng tôi nhận được từ trong nước gửi qua cách đây 3 năm. Do không có lời yêu cầu Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế (PTTPGQT) phổ biến như thường lệ, nên chúng tôi không làm Thông cáo Báo chí phát hành. Văn bản để đó cho việc sử dụng nội bộ. Thời gian qua có một số người thắc mắc về 2 bản Tu chỉnh năm 2011 và 2015. Một số vị gửi điện thư hỏi thăm sự vụ.
Vì vậy, mấy hôm trước đây, chúng tôi gửi toàn văn bản tu chỉnh năm 2015 tới một số vị hạn chế do yêu cầu hoặc do có liên hệ mật thiết với GHPGVNTN và PTTPGQT. Hiển nhiên, trong danh sách gửi Hiến Chương không có tên ông, vì chúng tôi chưa hề quen biết ông, cũng không biết ông là ai. Chắc nhờ ai đó chuyển cho ông, nên đã được ông quan tâm đọc kỹ, phát hiện một lỗi trật kỹ thuật quan trọng ở trang 26, dưới đề mục Áp dụng Quy chế, Chương năm.
Nhân danh PTTPGQT, tôi xin chân thành gửi ông lời cảm tạ. Nhân thể, xin được trình bày cung cách làm việc của chúng tôi để ông rõ.
Phận vụ của chúng tôi đối với GHPGVNTN chỉ chấp hành 2 việc :
Một, là vận động quốc tế tạo áp lực và hậu thuẫn để GHPGVNTN được quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, đồng thời phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội trong hoàn cảnh bị Nhà cầm quyền Cộng sản đặt GHPGVNTN ra ngoài vòng pháp luật. Hành xử như thế, Nhà Cầm quyền Hà Nội vi phạm Hiến chương bảo đảm quyền công dân được tự do tôn giáo, và Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị của LHQ mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982.
Hai, là thông tin cho thế giới và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước biết các sinh hoạt hay pháp nạn của GHPGVNTN, cùng các văn kiện do Hội đồng Lưỡng Viện ban hành về lập trường, đường lối của Giáo hội liên quan đến những vấn đề sinh tử của Giáo hội và đất nước.
Vì vậy những tin tức, thông báo, văn kiện mà Giáo hội trong nước gửi ra, chúng tôi lo thực hiện Thông cáo báo chí gửi đi cho các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế cũng như trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại. Rõ ràng là PTTPGQT làm công vụ thừa hành. Chứ không hề là người chủ trương các tin tức, hay văn kiện của Giáo hội. Hiển nhiên, đó đây có những bài viết phê phán, chỉ trích này kia. Những bài viết vu khống hay ác khẩu ấy hoặc do những người thiếu hiểu biết Phật giáo, hoặc đến từ những đặc tình tôn giáo, Dư luận viên mà mục tiêu hẳn nhiên phục vụ công tác phá hoại, ly gián làm cho Cộng đồng Người Việt hay Cộng đồng Phật giáo càng chia rẽ, phân hoá, tranh chấp, mạ lỵ nhau, thì các thế lực hắc ám, phi dân tộc, phi Phật giáo mới « mở mày mở mặt ». Tôi nghĩ người thức giả không tin vào những điều hư truyền ấy.
Bây giờ trở lại vấn đề ông phê phán. Chúng tôi đồng tình và công nhận sự sai lầm nghiêm trọng về ngày tháng ở trang 26 bản Hiến chương tu chỉnh 2015 cùng số chương. Tôi gọi là lỗi kỹ thuật hơn là cố ý. Chẳng ai ngu đến độ vi phạm chuyện sơ đẳng ấy. Tôi đoán và tin chắc không thể khác, đây không là lỗi chấp bút, mà là người thực hiện văn bản đã lấy nguyên bản tu chỉnh năm 2011, rồi vội vã hoặc chỉ lo đánh lại phần tu chỉnh chính yếu mà thôi. Từ bản Hiến chương đầu tiên năm 1964 cho đến nay, đa số các Điều chính về cơ cấu, hành chính, lập trường, hầu như giữ nguyên không thay đổi, chỉ một vài sự kiện mới, cập nhật theo thời cuộc trong tinh thần khế cơ khế lý mới có sự thay đổi, bổ sung. Trên nguyên tắc, ý chỉ, lập trường, đường lối của Giáo hội không có gì thay đổi nghiêm trọng hay khác trước. Huống chi, chúng tôi đã cho in thêm vào Mục lục ở phần Phụ lục Giáo chỉ 14 và Giáo chỉ 15. Hai văn kiện chứng xác Đức Tăng Thống ra lệnh cho Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo kết hợp việc soạn thảo tu chỉnh Hiến chương năm 2015, và chuẩn y ban hành Hiến chương. Trái với luận điệu phá bỉnh của kẻ bất lương bảo rằng không có dấu vết gì về Hiến chương 2015.
Đương nhiên, tôi có trách nhiệm và đã bất cẩn trong việc ấn loát, dù tôi không gây ra lỗi ấy. Lỗi này tôi nhận, với ông và với bất cứ ai. Thú thật do tôi chỉ đọc kỹ phần trong nước thông báo các phần tu chỉnh. Tuy đã bất cẩn không đọc từ trang đầu tới trang cuối như người thợ in đọc morasse / bản vỗ trước khi in.
Tôi sẽ sửa chữa lỗi trật ngày tháng ở trang 26 trình về trong nước và cho những lần gửi sau.
Điều thứ hai ông nêu về ngày tháng Đại hội, đại quan là đúng. Tuy nhiên, sự thực về sinh hoạt của người dân, trong có Phật giáo đồ, lại khác hẳn với thực tế, thành ngữ ông dùng rất hợp và đúng « tréo cẳng ngỗng » ! Quả thật là do áp lực Công an không cho Giáo hội sinh hoạt tôn giáo, nên Đại hội khoáng đại dự kiến tổ chức tại Chùa Long Quang ngày 4 tháng 12 năm 2015 không thực hiện. Trước tình trạng ấy, Đức Tăng Thống đã linh động triệu tập Đại hội Khoáng đại Bất thường. Chữ Bất thường mang nghĩa khác với dự trù ban đầu, mà Gíao hội không thể tiết lộ.
Nếu Đại hội tổ chức tại một nước văn minh, dân chủ, như chúng ta ở hải ngoại, tất chẳng bao giờ xẩy ra như thành ngữ ông viết « tréo cẳng ngỗng ». Cần thông cảm cho một điều, vì chính sách tôn giáo khắc khe của Nhà cầm quyền Cộng sản, nên GHPGVNTN không thể công khai họp hành, đại hội. Chư Tăng Giáo hội đi lại khó khăn, bị ngăn cản. Năm thì mười họa mới được gặp nhau trong các kỳ Đại lễ hay Giỗ Tổ, rồi tương kế tựu kế tổ chức họp bàn Phật sự. Không biết tới nỗi khó khăn điêu đứng này, mọi suy diễn, chỉ trích, đàn hặc, nếu không vì  lòng thương lo quá mức, rất dễ biến thành nhận định của loài cá nói về mây trời, gió nắng như kinh ví dụ.
 Điều cuối cùng ông nêu thành vấn nạn :

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

(Huệ Lộc) Nhận Xét Những Thắc Mắc của Nhóm cư sĩ Thục Vũ về “PHẬT GIÁO CÒN THANH TỊNH TRONG TƯƠNG LAI KHÔNG”


Lời Tựa:          
            Thưa quí Phật Tử quan tâm, có một số người tự xưng là Thục Vũ gởi đến cho tôi một bài viết tên là “Thục Vũ đối thoại với Pháp Sư Huệ Lộc về thực trạng GHPGVNTN qua bài Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không”.  Thật ra tôi không có gì phải đối thoại với nhóm người này vì tôi không có gì để liên hệ với họ.  Nhưng vì nhân duyên Phật Pháp,  tôi chỉ nhận xét  bài viết này của nhóm cư sĩ Thục Vũ và cải đổi tựa đề của bài này là: “Huệ Lộc Nhận Xét Những Thắc mắc của Cư Sĩ Thục Vũ về bài viết Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai không.”  Bài nhận xét này gồm 31 phần và một bài kệ. Mỗi phần có hai đoạn A và B.  Đoạn A là của nhóm cư sĩ Thục Vũ viết, màu đen.  Đoạn B là do tôi nhận xét, màu xanh và đỏ.  Tôi không chủ trương tranh cãi hơn thua, chỉ mong muốn làm sáng tỏ cái lý còn ẩn khuất bên trong. 
                                                                                             *****                          
1A. Thục Vũ viết:  Nhân đọc bài viết “Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không?” của Huệ Lộc Tôn Thắng Đạo Tràng, nhận thấy tác giả bằng vào một lối thủ thuật lợi dụng Phật pháp nhằm ru ngủ Phật tử, đưa người đọc vào mê hồn trận, lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.
1B. Huệ Lộc nhận xét:
            Đã nói là Phật pháp thì không bao giờ có chuyện dùng Phật Pháp để ru ngủ bất cứ một ai.  Từ xưa nay Phật Pháp dùng để hoá giải những đau khổ của chúng sanh và đưa chúng sanh đến cảnh giải thoát yên ốn.  Phật Pháp như nước Cam Lổ khi uống vào thì mọi chứng bịnh được tiêu trừ.  Do đó mà không bao giờ có chuyện dùng Phật Pháp để mê hoặc hay ru ngủ ai được.  Như trong Kinh Bát Nhã Luận Đại Trí Độ, Quyển 1 nói Phật pháp như ánh hào quang  của chư Phật, khi ánh hào quang của Phật chiếu tới chúng sanh, thì kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, kẻ bịnh được mạnh, thì làm sao có chuyện bảo rằng Phật pháp có khả năng ru ngủ hay mê hoặc con người?  Nóí dùng Phật Pháp để ru ngủ Phật tử chính những kẻ không biết về Phật Pháp.  Chỉ có những kẻ không hiểu Phật pháp là gì và có tâm thức rất đen tối thường làm những chuyện trái với Phật Pháp mới nói là Phật Pháp ru ngủ.  Tại sao vậy?  Vì Phật Pháp là ánh sáng soi chiếu vào những tâm hồn đen tối và tội lỗi, khi thấy ánh sáng Phật Pháp chiếu đến thì có ba hạng  người phản ứng  như sau:
            1. Hạng thượng là những kẻ thường nghĩ thường hành những việc thiện lành, có lời nói thiện lành, và có hành động thiện lành thì hân hoan sung sướng đón nhận Phật Pháp và xem như một món quà vô giá.
            2. Hạng trung là những kẻ có tư tưởng thiện, có ý thiện, và có lời nói thiện nhưng khi nhớ khi quên, khi hành khi không.  Hạng người này gặp lại Phật Pháp thì mừng rỡ vô hạn như kẻ lạc đường, bơ vơ, khổ sở,  nay có người chỉ hướng, giúp đỡ phương tiện trở về nhà. Nên họ biết lắng nghe cẩn thận, sám hối, và hành trì nghiêm mật.
            3. Hạng thứ ba là hạng hạ, khi nghe Phật Pháp thì tâm ác trở nên bị ngăn cản, mọi việc hại người bằng tư tưởng, bằng lời nói, và bằng việc làm thảy đều bị tê động trước sức chuyển hoá của Phật Pháp.  Vì thế ác trí bị mê mờ đánh mất khả năng ác độc trong tâm thức, và vì thế nên họ không thể tác động được sức ác nghiệp của bản thân mình, cũng như xúi quẩy người khác làm điều tội lỗi.  Nhưng gì do tập khí lâu đời hưng mạnh, mà họ có sự tức giận của họ đối với ai đang rao giảng Phật Pháp.  Cho nên họ mới nói rằng: “Có người dùng Phật pháp ru ngủ Phật Tử, đưa người đọc vào mê hồn trận, lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.”  Thực sự có thể nói:
            Không có Phật tử bị Phật Pháp ru ngủ, mà chỉ có Ma tử bị Phật Pháp ru ngủ.  Không có  một Phật tử nào bị Phật Pháp đưa vào mê hồn trận, mà chỉ có Ma tử  bị Phật Pháp đưa vào mê hồn trận.  Không có một Phật tử nào  bị Phật Pháp làm lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai, mà chỉ có Ma tử bị Phật Pháp làm lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai
            Tại sao?  Như một tội nhân bị lo sợ, khủng hoảng khi đứng trước vành móng ngựa tại toà án vì phải trả lời những hành động phạm pháp, cũng vậy đứng trước Phật Pháp, kẻ có tâm địa xấu xa  trở nên bất lực do thấy được tội lỗi của mình đã gây.  Trong Kinh Duy Ma Cật có một đoạn: Ông Duy Ma Cật nói pháp yếu làm Ma Vương sợ hãi.
            Một hôm Ma vương muốn phá hoại Ngài Trì Thế Bồ Tát  mới mang 12000 thiên nữ, giống như Trời Đế Thích, trổi nhạc đàn ca đi đến chổ của Trì Thế Bồ Tát và nói xin cúng dường 12000 thiên nữ này cho Bồ tát dùng để hầu hạ quét tước….  Bồ Tát Trì Thế tưởng rằng đây là Trời Đế Thích, và  Ngài nói:
            - Này Kiều Thi Ca!  Ông đừng cho vật phi pháp này, tôi là người xuất gia, nên không thể nhận phụ nữ được.
            Vừa lúc ấy ông Duy Ma Cật liền đến, nói với Ngài Trì Thế Bồ Tát:
            - Đây chẳng phải là Đế Thích, mà là ma đến quấy nhiễu ông đấy…
            Xong, Cư Sĩ Duy Ma Cật nói với Ma vương rằng: “Nên đem cho ta các thiên nữ này, như ta đây mới nên thọ.” Nghe nói trúng tâm đen, Ma liền sợ hãi nghĩ rằng: “Có lẽ ông Duy Ma Cật này đến khuấy rối ta chăng?” Ma muốn ẩn hình trốn đi mà không thể ẩn hình được, ráng hết thần lực cũng không thể đi được.  Liền nghe giữa hư không có tiếng rằng: “Này Ba Tuần! Hãy đem thiên nữ cho ông Duy Ma Cật thì mới đi được.  Ma vì sợ hãi nên miễn cưỡng cho ông hết các thiên nữ.
            Vậy mà biết khi có Phật Pháp ở đâu thì ma lực bị mất sức tự chủ. Vì kẻ có tâm ma bao giờ cũng không ưa Phật Pháp.  Kẻ đó  tưởng rằng Phật Pháp có khả năng ru ngủ Phật Tử, nhưng thật ra Phật pháp làm sáng tỏ Phật tử và làm ru ngủ tê liệt ác ý của tâm ma.
2A. Thục Vũ viết:  Đây cũng là một vấn nạn cho đạo pháp và dân tộc từ suốt hơn 43 năm qua, vì thế bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng, không thể tiếp tục ngồi yên trong thinh lặng.
 2B. Huệ Lộc nhận xét:  Vì tự tánh Phật Pháp không ru ngủ  hay mê hoặc quần chúng.  Chỉ có những kẻ có tâm thuật bất chính mới sợ hãi và tê liệt trước sự chuyển hoá của Phật Pháp.  Do đó mà trong có câu: “Ma đến Bồ Đề, ma phải tan.”
            Không cần Cư sĩ phải lên tiếng, hoặc không thể tiếp tục ngồi thinh lặng gì đó.  Mọi người ai cũng biết Cư sĩ là hạng người nào qua quá trình viết bài và hành động quá khứ của Cư sĩ.
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Trong thời gian hơn 43 năm qua, Cư sĩ đã đóng góp được gì cho Phật giáo Việt Nam?  Nếu có thì đó là những gì?
2. Trong thời gian hơn 43 năm qua, Cư sĩ đã đóng góp được gì cho Dân Tộc Việt Nam?  Nếu có thì đó là những đóng góp gì?
3. Vai trò của Cư sĩ trong Phật Giáo Việt Nam hiện nay là gì?  Nếu có thì đó là chức vụ gì?
4. Cư sĩ tham gia trong tổ chức Phật giáo nào mà Cư sĩ bảo rằng bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng và không thể tiếp tục ngồi yên lặng?  Nếu có thì là tổ chức nào?
Đề nghi Cư sĩ Thục Vũ trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng cho mọi người cùng biết, không được dấu diếm hay trốn lủi.
3A. Thục Vũ viết: Thật vậy, Phật pháp không ngoài thế gian pháp.
3B. Huệ Lộc nhận xét:  Kinh điển Phật giáo không bao giờ nói Phật Pháp không ngoài thế gian pháp, mà Đức Phật nói rằng: “Phật Pháp bất ly thế gian pháp.”  Tại sao Đức Phật lại nói thế?  Vì tánh chất không và có của mỗi pháp không khác nhau cũng không giống nhau và cũng không thể cách ly nhau như trong Kinh Bát Nhã nói: “Sắc bất dị Không; Không bất dị Sắc.  Sắc tức thị Không; Không tức thị Sắc”.
Vậy không thể nói “Phật pháp không ngoài thế gian pháp”  mà nói là  “Phật pháp không rời thế gian Pháp” vì Phật pháp bất ly Thế gian Pháp, như trong câu kệ sau đây:

[PTTPGQT] HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT Bản tu chỉnh thông qua ngày 4 tháng 12 năm 2015 tại Đại Hội Khoáng đại Bất thường GHPGVNTN kỳ X



PTTPGQT.ORG
HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT Bản tu chỉnh thông qua ngày 4 tháng 12 năm 2015 tại Đại Hội Khoáng đại Bất thường GHPGVNTN kỳ X (PDF)   Bấm [...]


Ghi chú của PTTPGQT về Hiến chương tu chỉnh lần cuối
vào ngày 4 thán
g 12 năm 2015
 :
Hiện nay trên mạng Internet và trong một bộ phận Giáo hội có sự kiện phủ nhận Hiến Chương GHPGVNTN tu chỉnh lần cuối vào ngày 4 tháng 12 năm 2015. Đặc biệt luận điểm này được hai người tiếm danh Viện Hoá Đạo GHPGVNTN cung cấp. Chứng tỏ hai người này thiếu hiểu biết về nội tình GHPGVNTN ở thời kỳ bị khủng bố trắng ; nếu không là mưu đồ soán đoạt Giáo hội cho âm mưu gian tế, thì cũng vì tham vọng riêng cho danh và lợi bản thân.
Ngày 6 tháng 8 năm 2015, Đức Tăng Thống ban hành Giáo chỉ 14 chỉ thị cho Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo (thời Hoà thượng Viện trưởng Thích Như Đạt còn sinh tiền) kết hợp soạn thảo tu chỉnh Hiến chương năm 2011 (do HT Thích Viên Định chủ trì) ;
Qua ngày 4 tháng 12 năm 2015, Đức Tăng Thống ban hành Giáo chỉ 15 chuẩn y và công bố bản Hiến chương tu chỉnh lần cuối vào ngày 4 tháng 12 năm 2015.
Từ năm 1964 đến nay Hiến chương Giáo hội được tu chỉnh sáu lần (1965, 1967, 1971, 1973, 2011, và 2015) . GHPGVNTN hoạt động trong kỷ cương, minh bạch, mọi sự đều thông qua văn kiện tuân thủ Hiến Chương. Chưa một lần Giáo hội hành xử theo luận điểm hồ đồ và bất chính kê dựa vào lời nói mà thôi, dù lời nói ấy đến từ ai. Cổ nhân đã thấu biết lòng người khi nói « Khẩu thuyết vô bằng ». Trước các toà án Đông Tây cũng thế.
Gần đây có nhiều người thắc mắc, điện thoại về Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hỏi thăm cái gọi là hiện tượng tranh cãi trên vấn đề Hiến Chương năm 2011 và Hiến chương năm 2015. Cái nào đúng cái nào sai ?
Chẳng cần vận dụng trí thông minh cũng hiểu, nhân loại không dại gì từ bỏ thế kỷ XXI để trở về sống thời đại Đồ Đá. Cũng thế, GHPGVNTN chỉ có tiến tới, chưa hề đi thụt lùi ; Một khi Hiến chương Giáo hội được tu chỉnh, thì đó là Hiến chương thực thụ cơ bản, chính thức. Chẳng lý do gì dùng lại Hiến chương trước đó lúc chưa tu chỉnh. Sự tu chỉnh văn kiện cốt lõi như Hiến pháp một Quốc gia, Hiến chương một Giáo hội, mà là Giáo hội truyền thừa lịch sử như GHPGVNTN, là ấn chứng cho sự trải nghiệm và tiến hoá, đồng thời áp dụng sinh tử của sự thích ứng khôn ngoan, tinh tế theo từng thời kỳ lịch sử, để xiển dương công cuộc hoằng hoá chúng sinh của Phật giáo. Chỉ ai kia vô minh mới tụt hậu, khước từ cuộc tiến hoá để ru mình vào ốc đảo ích kỷ hại nhân.
Hôm nay chúng tôi xin gửi toàn văn Hiến Chương GHPGVNTN tu chỉnh lần cuối vào năm 2015 đến một số vị từng có liên hệ mật thiết với PTTPGQT và không ngừng tiên ưu đến tiền đồ Phật giáo Việt Nam nói chung và GHPGVNTN nói riêng.
Om Mani Padme Hum
Om Muni Muni Maha Muniyé Soha
Paris, ngày 5 tháng giêng dương lịch 2019
PTTPGQT

HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Bản tu chỉnh thông qua ngày 4 tháng 12 năm 2015 tại Đại Hội Khoáng đại Bất thường GHPGVNTN kỳ X
Văn phòng Viện Hóa Đạo ban hành Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế thực hiện ấn loát 2016

2
Văn phòng Viện Hóa Đạo
Tu viện Long Quang,
Phường Tứ Hạ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên - Huế 
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France)  Tel. : Paris (331) 45 98 30 85 Fax:Paris(331)45983261 E-mail:pttpgqt@gmail.com
 Web : http://pttpgqt.org
3
Lời Giới thiệu
nhân kỳ tu chỉnh tại Đại hội Khoáng đại Bất thường GHPGVNTN kỳ 10, Phật lịch 2559 - 2015
Phật Giáo Việt Nam hình thành Giáo Hội từ thời nhà Đinh. Vị Tăng Thống đầu tiên là Đại sư Khuông Việt. Sang các triều đại kế tiếp, chức vị này vẫn duy trì. Dù bao biến thiên thăng trầm của đất nước, Phật giáo Việt Nam luôn giữ vững và phát huy giáo lý Phật Đà, cũng như đồng hành cùng dân tộc.
Sau năm 1963, nhờ cuộc vận động đòi hỏi tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo thành công, thoát ly khỏi Dụ số 10 dưới thời Pháp thuộc biến Phật giáo thành hiệp hội tư hữu. Ngôi nhà Phật Giáo mới được phục hưng tại Đại hội Phật giáo ở Sài gòn từ ngày 31 tháng 12 năm 1963 đến ngày 4 tháng giêng năm 1964, tái lập cương vị Giáo Hội mà bản Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời ngày 5 tháng giêng năm 1964 làm chứng liệu lịch sử.
Sau năm 1975, dù không có văn kiện nào của chế độ giải thể Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), nhưng Giáo hội bị Nhà nước Cộng sản tìm cách truy diệt, sinh hoạt bị cấm đoán, tất cả cơ sở bị chiếm dụng, nhân tâm phân hóa, một số người bị đầu độc, một số khác vì bã lợi danh mà quên mất cội nguồn, nhưng chắc chắn “không ai trong chúng ta có thể quên được rằng mình là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” (lời Hòa Thượng Thích Đức Nhuận).
Năm 1992, Đức Đại Lão Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống, di chúc cho Nhị vị Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, tiếp tục công việc phục hoạt Giáo Hội, và hai Ngài đã quyết tâm thực hiện trong hoàn cảnh tù đày, quản thúc.
Hạ tuần tháng 9 sang thượng tuần tháng 10 năm 2003, Đại Hội Bất Thường tại Tu Viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Định, hai Ngài Huyền Quang và Quảng Độ khai mở đại duyên, sau 28 năm bị khủng bố, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tái hợp đầy đủ Hội Đồng Lưỡng Viện. Từ đó, 22 Ban Đại Diện các Tỉnh, Thành, Quận, Huyện dần dà tái lập.
Do khó khăn, ngăn cấm, khủng bố hay bị quản chế, chư thành viên Hội đồng Lưỡng Viện không được về tham dự Đại hội Khoáng đại dự trù tổ chức tại Tu viện Long Quang, Huế, nên Đức Đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, triệu tập Đại Hội Khoáng đại Bất thường GHPGVNTN Kỳ X ngày 4 tháng 12 năm 2015. Tại Đại Hội này, Hiến Chương
4
GHPGVNTN, sau 5 lần tu chỉnh qua các năm 1965, 1967, 1971, 1973, và 2011, nay lại được tu chỉnh, bổ sung, đáp ứng nhu cầu ở giai kỳ vận động giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn.
Chúng tôi cho in lại HIẾN CHƯƠNG này để làm kim chỉ nam cho mọi sinh hoạt của Giáo hội trong và ngoài nước, soi chiếu bản thân nhằm đánh thức lương tri con người giữa thời đại nhiễu nhương và đen tối của dân tộc và đạo pháp.
Phụng thỉnh Tam Bảo chứng minh, nguyện cầu hồn thiêng sông núi gia hộ, xin giác linh Chư tôn, Đại Đức Tăng Ni vị Pháp thiêu thân, vị quốc vong thân, Anh Linh chư Thánh Tử Đạo thùy từ chứng giám.
Huế, Mùa Đông năm Ất Mùi
Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
5
HIẾN CHƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Bản tu chỉnh ngày 4 tháng 12 năm 2015
tại Đại Hội Khoáng Đại Bất thường GHPGVNTN kỳ X

Lời Mở Đầu
Công bố lý tưởng hòa bình của giáo lý Ðức Phật, hai Tông phái Phật Giáo (Bắc Tông và Nam Tông) tại Việt Nam thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc : đó là lập trường thuần nhất của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.
Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam để thực hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của hai Tông phái cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp có chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật Giáo thống nhất tại Việt Nam.
Cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 đòi hỏi tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo tại một đất nước mà Dụ số 10 của thời Pháp thuộc vẫn giữ nguyên hiệu lực, xem Phật giáo như một hiệp hội, kết hợp với chủ trương kỳ thị tôn giáo của chính quyền lúc bấy giờ, làm cho Phật giáo không thể phát huy nền giáo lý cứu khổ, giác ngộ.
Đại hội thống nhất Phật giáo cuối tháng 12 năm 1963 sang đầu tháng giêng năm 1964 tại Saigon thực hiện, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo thế giới, thống nhất hai tông phái Phật giáo (Bắc tông và Nam tông). Chấm dứt sinh hoạt riêng lẻ, xa cách của các Sơn môn, hợp nhất thành một Giáo hội có chỉ đạo, thích nghi cho công cuộc phát triển đạo Phật Việt trong kỷ nguyên mới.
6
Sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, với ý thức hệ ngoại lai của Nhà nước chủ trương tiêu diệt tôn giáo, nhà cầm quyền Cộng sản đẩy Phật giáo vào cơn Pháp nạn không tiền khoáng hậu. Khiến Giáo hội phải chuyển mình nhanh chóng, với bao khổ nạn và hy sinh, để bảo vệ đạo pháp mà lịch đại tổ sư đã dày công truyền thừa qua hơn hai nghìn năm lịch sử.
7
CHƯƠNG THỨ NHẤT
DANH HIỆU, HUY HIỆU VÀ GIÁO KỲ
Ðiều thứ 1 : Tổ chức thống nhất của các Tông Phái Phật Giáo Việt Nam lấy danh hiệu "Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất" viết tắt "GHPGVNTN".
Ðiều thứ 2 : Huy hiệu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là hình Pháp luân (có 12 căm) theo hình vẽ :
Ðiều thứ 3 : Giáo kỳ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là cờ Phật Giáo Thế Giới.
CHƯƠNG THỨ HAI
MỤC ĐÍCH
Ðiều thứ 4 : Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất điều hợp các tông phái Phật Giáo Việt Nam để phục vụ Nhân Loại và Dân Tộc bằng cách Hoằng Dương Chánh Pháp.
8 CHƯƠNG THỨ BA
THÀNH PHẦN
Ðiều thứ 5 : Thành phần của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gồm Tăng Sĩ và Cư Sĩ thuộc Bắc Tông và Nam Tông chấp nhận Bản Hiến Chương này.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

[VCHR & PTTPGQT] Bài 1: Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế trả lời chung về âm mưu phá hoại cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Tự do Tôn giáo của hai Dư Luận viên Thục Vũ — Ý Dân


PARIS, ngày 9 tháng Giêng năm 2019 (PTTPGQT & VCHR) — Thời gian qua, nhiều độc giả của Cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế biên thư hỏi về hành tung của hai Dư luận viên Thục Vũ và Ý DânĐa số thắc mắc sao Thục Vũ củng Ý Dân đeo miết như đĩa để vu cáo, đánh phá Giáo hội Phật gíao Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) bằng ngữ điệu trí trá, miệt thị và mạo tin, sau tấm môn bài “Phật tử Chống Cộng” ?
Một hiện tượng đáng quan tâm ở thời đại mà nền “Văn hoá Chửi” mai phục tới tận cổng Chùa. Ngày xưa, miếng trầu đầu câu chuyện. Ngày nay, bất kể tăng hay tục, chửi và thóa mạ làm đầu câu chuyện, dù đứng bên trong hay bên ngoài cổng Chùa. Ai không tin, xin mở các mạng Internet hằng ngày ra xem. Không chỉ người thế tục, mà còn cả một số “Hoà thượng, Thượng toạ” cũng tham gia chí thiết, có “Hoà thượng” còn doạ đem Judo ra đánh Cư sĩ !
Chúng tôi không ở cùng đường, cùng tỉnh, cùng nước, cùng công sở, làm ăn, không bà con xa, láng giềng gần ; cũng không đồng hội đồng thuyền… Chẳng biết làm sao Thục Vũ cùng Ý Dân ở tận bên xứ Mỹ và Canada, bỗng suốt 20 tháng qua, như hai mụ già mất gà, ngày ngày xách áo, vỗ quần đứng bên hàng dậu dói sang Pháp chê chửi Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế. Thứ manh động này chỉ thấy ở hai trường hợp của hạng người phi văn hoá và vô giáo dục. Một là điên. Hai là sống bằng nghề “viết thuê chửi mướn” – danh từ thời đại gọi là Dư Luận Viên.
Đúng như nhận xét chung của bạn đọc, kể từ tháng 5 năm 2017 cho đến cuối tháng 12 năm 2018, qua 20 tháng ròng, hai Dư luận viên Thục Vũ Hoàng Hữu Thuỵ và Ý Dân Nguyễn Đức Thuần đã viết và đăng tải 87 (tám mươi bảy) bài viết vu khống, bôi nhọ cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo của Cơ sở Quê Mẹ và Cơ quan Phát ngôn và Thông tin của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất(GHPGVNTN), là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế trụ sở đặt tại Paris, nhất là hung hăng những lời nanh nọc vu cáo người điều hành cơ quan truyền thông của Giáo hội.
Cùng thời gian 20 tháng nói trên, chúng tôi giữ im lặng, không phản ứng, không hồi đáp, đính chính, mà chỉ cắm cúi lo chuyện vận động quốc tế của chúng tôi.
Chúng tôi đã làm gì ? thưc hiện được gì ?
1. Chúng tôi đã phát hành 176 Thông cáo báo chí phổ biến trên trường quốc tế và trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại, bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, tập trung vào tin tức, tư liệu, chứng cứ, cung cấp cho cuộc đấu tranh nhân quyền và tự do tôn giáo trong nước ;
2. Phát thanh về trong nước 73 chương trình Đài Phật giáo Việt Nam mỗi tuần một lần ;
3. Tham dự 19 Hội nghị quốc tế về nhân quyền, dân chủ, tôn giáo tại New York, Washington D.C. (Hoa Kỳ), Brussels (Bỉ), Copenhagen (Đan Mạch), Santiago (Chile), Taipei (Taiwan), Bangkok (Thái Lan), Yogyakarta (Indonesia), trong có 5 lần phát biểu tại các khoá họp Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève (Thuỵ sĩ) ;
4. Phát hành 6 bản Phúc trình đúc kết tình hình đàn áp, khủng bố nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam gửi LHQ và Liên Âu ; dịch sang tiếng Việt 8 bộ phim video và tài liệu học tập về Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng, phối hợp với Mạng lưới Bắc Âu cho Tự do Tôn giáo (NORFORB) ;
5. Mở 8 cuộc vận động quốc tế cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, GHPGVNTN, và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền trong nước ; và
6. Tổ chức 2 cuộc Hội luận Quốc tế về đàn áp Tôn giáo và GHPGVNTN ở Việt Nam, tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, với sự tham gia phát biểu của các Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, cựu Cố vấn Hội đồng An Ninh Toà Bạch Ốc, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới / USCIRF, Freedom House, v.v…
Xin mời Bạn đọc xem bảng Ph lc chi tiết dưới đây, so sánh tựa đề 87 bài vu cáo của nhóm đại nghịch Thục Vũ – Ý Dân cạnh danh sách 284 Thông cáo báo chí, Chương trình Phát thanh, Hội nghị Quốc tế, các cuộc vận động và Phúc trình công bố tại LHQ và trước công luận quốc tế của 2 Cơ sở chúng tôi.
Cần cực kỳ cảnh giác điều quan trọng để không rơi vào bẫy sập của bọn Dư Luận viên ngày nay, là : Nếu chúng tôi bỏ thì giờ ngồi hồi đáp 87 bài vu cáo – là mục tiêu bọn Dư luận viên mỏi mắt trông chờ – thì đã không có 284 cuộc hoạt động kiên trì cho chính nghĩa người hiền lương chống gian tặc ác ôn là chủ phát lương cho 2 Dư Luận viên này !
Hai Dư luận viên này là Phật tử hay không ? Dù lâu đài cát của chúng phết nước sơn Phật giáo. Chúng chẳng có chưc vụ gì trong GHPGVNTN. Chúng cũng chưa hề gia nhập làm thành viên GHPGVNTN bao giờ. Thế nhưng hễ mở miệng hay chấp bút chúng luôn tán dương hai cụm từ Đức-Tăng-Thống và GHPGVNTN, nhưng hành động và mục tiêu thì nhắm đánh phá bất cứ ai trung kiên phụ tá Ngài. Nhớ lại như có gì quen quen từng xẩy ra — thứ chính sách của Bộ Nội vụ Hà Nội hồi đầu thập niên 90, chỉ thị cho công an và bộ đội hoạt động trong vùng giáo (tôn giáo) “Chặt tay chặt chân Huyền Quang – Quảng Độ”.
Suốt 9 năm qua, hai Dư Luận viên này lặng câm, không hồi đáp câu hỏi của bao nhiêu khách bàng quan và Phật tử đặt ra trên mạng Internet : “Thục Vũ Hoàng Hữu Thuỵ, Ý Dân Nguyễn Đức Thuần sinh hoạt ở chùa nào trước 1975 ? Quy y với Thầy nào ? Pháp danh Thầy tên gì ? Ở đâu ?”.
Không trả lời, nhưng vẫn như khỉ đập ngực xưng “Phật tử“ từ 9 năm trước, khi chúng nhen cái nhóm mang danh xưng “Lực lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo” và mấy năm qua, thiết lập Trang Web Tiếng Lòng Ta”nhiễu phá dư luận cộng đồng Phật giáo hải ngoại.
Qua hai danh xưng trên đây và hoạt động của chúng, ta có thể lần ra công tác ma mãnh đặc tình tôn giáo nhắm vào GHPGVNTN, phá hoại công cuộc đấu tranh cho nhân quyền và tự do tôn giáo của người Việt dân tộc ở nước ngoài.
Sao lại “Tiếng Lòng Ta” ? Giáo lý cơ bản của đạo Phật là Vô Ngã – Không Ta. Bởi “ta” là đầu mối của tham, sân, si. Giáo lý Vô Ngã đập nát cái “ta” vô minh, cái “đại ngã” bất lương. Nếu là Phật tử thật, ắt chúng phải đặt tên Trang Web của chúng “Tiếng Lòng Teo chứ ? Phải Teo đi đại ngã phá hoại, bất lương, may ra mới bước lên đường học Phật.
Sao lại “Lực lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo” (LLCSCHPG) ? Chấn hưng Phật giáo đòi hỏi học thuật và sự uyên bác giáo lý, đòi hỏi cấu trúc tinh thần, đòi hỏi sự trải nghiệm tu học. Không đòi hỏi cơ bắp. Nói lực lượng là nói tới lính tráng, đảng đoàn, chính trị. Chấn hưng chưa bao giờ cầu gọi lực lượng. Chấn hưng vận dụng bộ não và nội lực thâm hậu Phật Pháp để thích ứng công cuộc khế cơ, khế lý. Điển hình đã thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam qua Phong trào Chấn hưng Phật giáo khởi phát vào những năm 20 thế kỷ trước tại ba miền Nam Trung Bắc dưới sự cổ vũ và hướng dẫn của chư đại Tăng và Cư sĩ nổi danh.
Ngày nay LLCSCHPG mon men vào chùa nằm vùng để mộ đảng viên, cùng lúc tiến hành công tác biến tướng tôn giáo Giác ngộ của Phật thành “bè đảng chính trị tí hon”. Việc không thành vì bị Phật tử chiếu yêu, chúng phá. Đơn giản chỉ có vậy.
Chúng tôi cần xác định ngay, Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế (PTTPGQT) không hề quen biết chúng, chưa từng có liên hệ cá nhân hay đoàn thể với chúng, cũng chẳng bao giờ nhờ vả chúng bất cứ điều gì. Thế nhưng 9 năm qua, từ ngày chúng thành lập LLCSCHPG, chúng đã tự ý cho đăng trên Trang Web “Tiếng Nói Cư sĩ” của chúng tất cả những Thông cáo báo chí, tin tức, hoạt động của hai cơ sở chúng tôi, thỉnh thoảng còn viết bài tán tụng Cơ sở Quê Mẹ, GHPGVNTN và PTTPGQT dọn đường cho công tác đặc tình để trèo cao, lặn sâu.
Đương nhiên chúng tôi hoan nghênh và tri ân tất cả mọi đoàn thể, báo chí, cơ quan truyền thông trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại đã giúp đỡ đăng tải, loan truyền các sinh hoạt tôn giáo, nhân quyền, đấu tranh đòi hỏi tự do tôn giáo của GHPGVNTN trên trường quốc tế. Nhưng việc đăng tải nguyên văn Thông cáo báo chí của chúng tôi, lồng trong một Trang Web Phật giáo mang hình Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, không cần xin phép, rồi từ từ cắt nguồn tin xuất xứ là Cơ sở Quê Mẹ hay Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, khiến chúng tôi ngờ vực và cảnh giác.
Nay chúng tôi mới hiểu cách hành xử có mưu đồ kể trên của LLCSCHPG. Do chúng vô danh tiểu tốt, chẳng ai biết đến chúng, nên chúng làm hết mọi sự để đánh lừa dư luận rằng chúng là người của chúng tôi, người của Phật giáo và là của GHPGVNTN. Có thể chúng đã thành công với giới ngưu mã của chúng, hoặc với người thiếu hiểu biết, hay một số tổ chức, cá nhân trong cộng đồng lầm tưởng chúng là “cơ quan” tải tin cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ! Đạt sự đánh lừa xong, chúng mới lộ mặt nham hiểm thi hành cuộc đánh phá GHPGVNTN.
Việc thấy rõ chúng không là Phật tử, mà chỉ thực hiện công tác ly gián, phân hoá, tiêu diệt GHPGVNTN theo chỉ thị chủ giao. Hãy đọc bức Thư Ngỏ minh định lập trường “Lực lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo” của chúng đăng trên Trang Web mang tên “Tiếng nói Cư sĩ” do “Ban Tu thư Lực lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo” chủ trương và thực hiện” qua Bản Tin Phật giáo Số 1 ngày 15/7/2010” ở mục Thư Ngỏ minh định lập trường và hoạt động của LLCSCHPG :
Lập trường phi Phật giáo của “Lực lượng Cư sĩ Chấn hưng Phật giáo” (LLCSCHPG) của chúng được minh định như sau, xin trích :
“Qua thời gian ngắn hoạt động, tiếng nói của LLCSCHPG đã vang xa và được “nhiều người cảm mến khen ngợi. Tuy nhiên, cũng có những vụ đánh phá cho rằng tổ “chức LLCSCHPG hoạt động dưới sự chỉ đạo của một vài tu sĩ nhằm phục vụ một “mưu cầu nào đó, vì vậy, để rộng đường dư luận, chúng tôi một lần nữa xin khẳng “định rằng :
“LLCSCHPG là một tổ chức ĐỘC LẬP, chúng tôi không làm việc cho bất cứ “cá nhân nào, và HOÀN TOÀN KHÔNG LIÊN H GÌ ĐẾN CÁC TỔ CHỨC “PHT GIÁO ĐẤU TRANH THỜI ĐIỂM 1963 – 1966, TRƯỚC NĂM 1975 “TRONG NƯỚCcũng không liên hệ gì đến tổ “chức chấn hưng nào đó của thầy “Minh Tuyên và các ông Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường”. LLCSCHPG “TUY KHÔNG THỐNG THUỘC VÀ NẰM TRONG CƠ CẤU “HÀNH CHÁNH “CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT (GHPGVNTN)”, “nhưng với tâm nguyện vì Dân Tộc và Đạo Pháp, về mặt tinh thần, chúng tôi luôn “ủng hộ, trung kiên với đường hướng và khâm tuân những giáo chỉ, thông tư của “Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN là “một Giáo hội đã đi vào lòng Dân Tộc và được kế thừa truyền thống Phật Giáo “suốt 2000 “năm qua “(Phần nhấn mạnh chữ đậm và viết hoa là của bản Thư Ngỏ, chúng tôi chỉ gạch dưới để nhấn mạnh thêm phần quan trọng cơ bản cần lưu tâm để nắm vững hành tung của nhóm LLCSCHPG).

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

(Huệ Lộc) Những Nhận Xét về Bản Thông Bạch Số 40 VHĐ



I. Luân Lý Con Người
            Trong Cổ Học Tinh Hoa có một câu chuyện về tình đời gọi là “Kẻ bất chính”. 
            Nước Sở có một người có hai người vợ.  Vợ cả và vợ lẽ, cả hai cùng xinh đẹp.  Một hôm anh láng giềng ghẹo người vợ cả. Người vợ cả giận và mắng thậm tệ.  Anh láng giềng lại quay sang ghẹo người vợ lẽ.  Cô vợ lẽ bằng lòng và từ đó thường đi lại với người láng giềng ấy.
            Không bao lâu người chồng có hai vợ ấy qua đời.  Anh láng giềng mới cho người đến dạm hỏi người vợ cả về làm vợ. 
            Có người thấy vậy mới hỏi rằng:
            - Người vợ cả trước kia đã mắng chưởi anh, sao bây giờ anh lại định lấy cô ta làm vợ?
            Anh láng giềng mới đáp:
            - Lúc người ta còn là vợ người,  thì mình thích kẻ tư tình với mình; lúc người ta đã là vợ mình, thì mình thích kẻ không tư tình với ai. Kẻ trước kia đã tư tình với tôi, thì rồi, nó cũng tư tình được với thiên hạ, ai cũng có thể là chồng nó.
            Thế mới hay con người bất chánh, bội phản dù có đi làm tôi tớ cho người ta, dù người ta có bằng lòng đến đâu đi nữa, nhưng người ta vẫn rẻ rúng khinh bỉ.  Người ta sẽ lợi dụng những kẻ bất chính đó đến chổ chết mà họ cũng không lòng thương tiếc.  Còn ngược lại những người có tấm lòng trung trinh, dẫu có sa cơ thất thế nghèo hèn cũng được mọi người kính trọng như bậc anh hùng quân tử.
            Ở đời những kẻ đổi lòng như người vợ lẽ nói trong câu chuyện trên, trong GHPGVNTN  những người như thế vốn không ít.  Tuy họ nói rất thương Đức Tăng Thống nhưng họ chuyên môn làm việc đối nghịch lại ý muốn của Ngài, thậm chí họ còn gán đặt những loại bệnh tình như hư não bộ, mất trí nhớ….cho Ngài trong khi Ngài còn rất sáng suốt và tỉnh táo.  Ngoài ra họ còn không tuân theo các Quyết Định, Giáo Chỉ cũng như Bản Tu Chính Hiến Chương thậm chí còn cho là Hiến Chương không có thật, trong khi Đức tăng Thống còn sống mạnh khoẻ sờ sờ đó. Thì thử hỏi sự bất kính của họ đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Đức Tăng Thống như thế nào!  Đã bất chính thì thường hay bất lương, tự dối mình rồi dối người, kẻ bất chính có thể làm tất cả mọi chuyện ác mà không còn kiêng sợ những kết quả khổ đau trong tương lai, miệng họ nói điều hiền lành tôn kính với Đức Tăng Thống mà trong lòng mong muốn hành hạ đuổi xua, thì đó là loại ác nhân.  Cổ nhân thường nói :”Ác mà giả bộ thiện, chính là Đại ác.”
            Ngày xưa có một vị đệ tử của Ngài Khổng Phu Tử ông Mẫn Tử Khiên.  Lúc nhỏ ông Mẫn Tử Khiên sống với bà kế mẫu vì mẹ ông chết sớm.  Bà kế mẫu có hai người con riêng. Cha ông vì bận việc quan nên phải vắng mặt ở nhà.  Bà kế mẫu chỉ thương hai đứa con riêng nên đối xử rất tàn nhẫn với ông.  Con riêng của bà thì được đi học, còn  thầy Mẫn Tử Khiên phải một mình vào rừng hái củi từ sáng sớm đến chiều mới trở về, nếu không vừa ý thì bị đánh đập không tiếc thương.  Mỗi khi cha ông về thăm nhà thấy mình mẩy ông có vết đánh bầm đau đớn, mới hỏi bà kế mẩu.  Bà kế mẫu mới nói xấu rằng ông Mẫn Tử Khiên là đứa con hư đốn, lười biếng, không nghe lời dạy bảo nên bà ta mới đánh để dạy dỗ,  gọi là “Thương cho roi cho vọt, ghét nói ngọt nói bùi.” Bà kế mẫu tuy miệng nói thương yêu ông Mẫn Tử Khiên, nhưng trong lòng thì chẳng mến chẳng thương.    Người cha nghe nói, vội kêu ông Mẫn Tử Khiên ra trách mắng thậm tệ.  Đã nhiều lần xảy ra như thế trong thời gian ông Mẫn Tử Khiên sống chung vớí bà kế mẫu.  Một hôm vào mùa đông rất lạnh, người kế mẫu bấy giờ chỉ cho ông mặc áo bằng cây bông lau.  Chiếc áo cây bông lau vốn chỉ che nắng, nhưng không thể che lạnh cho thân thể, ông vẫn sớm mai ra đi hái củi tận tối mới về.  Khi ông mang gánh củi về tới cửa nhà thì không còn sức nên té nằm trên đất.  Người cha từ trong nhà chạy ra đỡ ông dậy định trách mắng nhưng khi đụng vào áo cây bông lau thì chiếc áo rách toạc ra từng mảnh, những cọng lau tuôn ra đầy.  Người cha liền hiểu và ôm ông Mẫn Tử Khiên khóc và nói:
            - Ta đã lầm kế mẫu của con.  Thôi từ nay ta sẽ đuổi bà này ra khỏi nhà.
Ông Mẫn Tử Khiên bây giờ mới can cha và nói:
            - Xin cha thương lấy mẹ, mẹ còn ở lại thì chỉ một mình con chịu rét mà thôi, nếu mẹ ra đi thời té ra ba anh em chúng con thảy không mẹ cả, đơn khổ biết chừng nào! 
            Người cha nghe lời này cảm động vô cùng, không đuổi bà kế mẫu.  Khi trở về nhà mới đem câu chuyện đối thoại giữa hai cha con mà thuật lại cho bà kế mẫu nghe.  Sau khi nghe xong câu chuyện, bà kế mẫu hồi tâm hối hận trở nên từ mẫu, từ đó thương mến ông Mẫn Tử Khiên như là con ruột của chính mình.
            Xem việc này thời biết đức hiếu của thầy Mẫn Tử Khiên chẳng phải hiếu để mà thôi, xử vào nghịch cảnh gia đình gay go khốn khổ đến như thế, lấy thân một người con bé nhỏ mà chu toàn cả ba mặt.  Chỉ một câu nói mà cha nên cha nghĩa, mẹ nên mẹ từ, hai em cũng khỏi khổ vì mất mẹ.  Thầy thiệt là người có nhiệt thành, có thiên tính, có sức nhẫn nại, có trí khôn ứng biến, lâm cơ. Lấy chữ hiếu nghĩa mà suy ra thời ngày sau làm việc xã hội, việc quốc gia cũng chẳng khó gì. “ (Khổng Học Đăng, Sào Nam Phan Bội Châu soạn 1929, trang 157)
            Thưa các Phật Tử quan tâm, những kẻ ác tâm cũng thế, miệng thì nói thương Đức Tăng Thống, khâm tuân Ngài, nhưng luôn luôn làm điều phản ngược với tâm nguyện của Ngài, phá hoại lại Giáo Hội của Ngài thì có khác gì lòng bà kế mẫu độc ác đối với con chồng, luôn luôn thuộc lòng ngoài miệng câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét nói ngọt nói bùi” nhưng trong lòng đã chực sẵn búa rìu để phang để chém.  Như thế có phải là tư cách của kẻ tiếp tục lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo tinh thần cho quần chúng Phật Tử nữa hay không? 
            Đứng trước cơn biến loạn của GHPGVNTN, suy nghĩ con đường tu thân tích đức chính là sự lựa chọn chính xác việc khâm tuân Đức Tăng Thống hay đi theo một Viện Hoá Đạo mà nhân sự đã bị giải tán?  Chúng ta có khi nào tự hỏi rằng:  Ai là người chấp nhận lao tù cho lý tưởng bảo vệ đạo pháp và phục vụ chúng sanh?  Ai là những kẻ trốn tránh trách nhiệm của Giáo Hội, phá bỏ nội quy luật lệ  trong Giáo Hội để mưu đồ lợi ích cá nhân?  Hỏi như thế tức phân biệt được chánh, tà hai lối  rõ ràng. Sự quyết định đứng trước cơn hỗn loạn, gay go, khó xử  mà chính xác được cả hai mặt tu thân và tích đức  thì mới là một quyết định sáng suốt và có công đức, dù sau này làm việc tu hành, việc xã hội,  việc quốc gia cũng chẳng khó khăn gì như cụ Phan Bội Châu vừa bình luận.
            Còn những kẻ chính trực cũng như người vợ cả nói trong câu chuyện này,  lúc nào cũng thuần thục thẳng lòng, dù chẳng may gặp sự khó khăn nhưng vẫn nói những lời chân chánh khiến những kẻ bất thiện ghét giận; thiên hạ đôi khi không ưa, mà thực trong bụng vẫn kính phục vô cùng,  như đã thấy trường hợp PTTPGQT.

(VCHR) Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoạt động tại LHQ chuẩn bị cho kỳ Kiểm điểm UPR Việt Nam

Vietnam Committee on Human Rights (VCHR)
Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l'Homme
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

PARIS, ngày 31 tháng 12 năm 2018 (VCHR) – Vừa qua Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Ngừời Việt Nam (VCHR) do bà Ỷ Lan, Phó Chủ tịch Uỷ ban dẫn đâu đã đến LHQ ở Genève hoạt động trong suốt 3 ngày chuẩn bị cho kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) Việt Nam tại LHQ vào ngày 22 tháng giêng năm 2019. Tháp tùng phái đoàn có thêm chị Sonia Tancic, Trưởng Văn phòng Thường trực FIDH tại LHQ (Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền).
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) là cơ chế LHQ kiểm soát các quốc gia thành viên trong thế giới về việc thực thi nhân quyền ở nước mình. Mỗi 4 năm, các quốc gia thành viên phải đến trình bày tình hình  thực thi ấy tại nước mình. Ngày 22 tháng giêng năm 2019 sẽ tới phiên Việt Nam. Đây là lần thứ 3 Việt Nam chịu sự kiểm điểm theo cơ chế UPR. Tại cuộc kiểm điểm này, các quốc gia khác trong thế giới sẽ lắng nghe Hà Nội báo cáo, sau đó đưa ra những lời khuyến thỉnh cải thiện nhân quyền tại Việt Nam như hai lần trước đây (tháng 5 năm 2009 và tháng 2 năm 2014).
Gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội công bố Phúc trình UPR lần 3 và tuyên bố đã thực hiện 96,2% những khuyến thỉnh của các quốc gia thành viên LHQ đưa ra tại kỳ UPR năm 2014. Nhưng trong thực tế, như VCHR (Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam) và FIDH (Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền) đã chứng minh qua Báo cáo chung của 2 tổ chức (Joint Stakeholders Submission)cho UPR và đã được công bố trên Trang Web LHQ, thì tình hình nhân quyền tại Việt Nam bốn năm qua đang xuống dốc từ xấu đến tồi tệ. VCHR và FIDH còn tố cáo Phúc trình UPR của Hà nội trước LHQ “che giấu những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhằm lừa đảo Cộng đồng thế giới”.
Cơ chế UPR vào tháng giêng 2019 dành cho Việt Nam và các quốc gia thành viên LHQ phát biểu, chất vấn, khuyến cáo. Nhưng các tổ chức xã hội dân sự không được quyền phát biểu tại khoá họp này. Vì vậy mà một Tiền Hội nghị được tổ chức tuần trước đây tại LHQ Genève là cơ hội cho các xã hội dân sự gặp gỡ, tiếp xúc với các phái đoàn chính phủ đến từ khắp thế giới để chia sẻ mối quan tâm về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và thúc đẩy các quốc gia nầy lên tiếng tại khóa họp kiểm điểm UPR chính thức đầu năm tới.
Vì mục đích này mà Phái đoàn Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam / VCHR đã cùng với Liên Đoàn uốc tế Nhân quyền / FIDH có mặt suốt 3 ngày để vận động. Phái đoàn tham dự và phát biểu tại cuộc họp của Đại sứ quán Liên Âu trước 28 quốc gia thành viên, và gặp gỡ trên 20 Phái đoàn chính phủ các nước lớn tại LHQ, cung cấp cho họ những phúc trình và tài liệu vi phạm nhân quyền do VCHR phát hiện, kèm theo các khuyến thỉnh nhằm cải thiện chính sách nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, dân quyền, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, và văn hoá. Chúng tôi đã thảo luận với các phái đoàn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt kể từ cuộc Kiểm điểm UPR năm 2014, mà trọng tâm nhắm vào tự do biểu đạt, tư do tôn giáo tín ngưỡng, tự do báo chí, cũng như sự kiện Việt Nam thiếu sự hợp tác với các Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, và hồi đáp nhiều đề mục khác do các Phái đoàn Chính phủ nêu ra. Chúng tôi yêu cầu các phái đoàn nhân danh nước mình đặt ra các yêu sách ưu tiên với Việt Nam trong kỳ Kiểm điểm UPR tháng giêng tới.
Đặc biệt, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam / VCHR đã cung cấp Phúc trình 36 trang mang tựa đề “Shrinking Spaces — (Khép kín Không gian tự do : Định giá  Nhân quyền tại Việt Nam giữa chu kỳ thứ 2 của cuộc Khiểm điểm UPR)” đưa ra một loạt chứng liệu cụ thể cho thấy cung cách nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường đàn áp, sách nhiễu, giam cầm các nhà hoạt động xã hội dân sự và sử dụng pháp luật để giảm thiểu không gian hoạt động của các xã hội dân sự kể từ cuộc kiểm điểm UPR 2014. Phúc trình phân tích những pháp luật giới hạn mới được Việt Nam thông qua, như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Luật An ninh Mạng, và Bộ Luật Hình sự sửa đổiđã không bãi bỏ các điều luật sai phạm trong chương “an ninh quốc gia”, ngoại trừ thay đổi số hiệu các điều luật, v.v… Phải chăng để chẳng ai còn nhớ tới số hiệu những điều luật ác ôn ?