Thưa ông Tony Bùi,
Thưa quý vị,
(Để phân biệt bài viết, phần nào của ai, tôi đề nghị phần tôi là màu đỏ, còn phần ông Tony Bùi là màu đen có dấu @, như thế để cho dể nhìn và cũng để cho người đọc dễ phân biệt, hầu có thêm sự nhận định, chứ hoàn toàn không có ý nào khác. Cám ơn)
@ Xin thứ lỗi, nếu quị vị nhận được nhiều emails cùng nội dung.
Tony Bui
Thưa ông Thục Vũ,
Như đã trình bày trong những email trước, tôi xin không có ý kiến về những gì ông viết về TT Thích Giác Đẳng, chỉ mong sau lần này ông không lập lại nữa.
1) Trả lời ông Bùi:
Đáng lẽ như lời ông yêu cầu tôi sẽ không nói với ông về Gíác Đ, nhưng ông dùng từ ngữ về danh xưng của Giác Đ không đúng, nên tôi phải nhắc nhở cho ông biết một điều là Giác Đ đã phạm tội "Trộm Đạo" và "Phá Hoại Hoà Hợp Tăng" đó là những đại trọng tội, và ngũ nghịch tội, nên theo luật Phật, Luật Tứ Phần cũng như bộ Đại Luật thì tất cả các giới xuất gia Ba La Đề Mộc Xoa của ông ta đã bị rút sạch ráo trọi, và tư cách xuất gia của ông ta đã bị thủ tiêu trọn vẹn qua bức Tâm Thư số 42/VHĐ từ VHĐ năm 2015 rồi.
Theo luật nhà Phật "Ba La Đề Mộc Xoa", thì ngày nay Giác Đ không phải là Sa môn hay Thượng toạ hay Đại Đức hay Sa di gì cả, mà chỉ là một người Phật tử trơn tru và phạm giới. Có nghĩa là ông ta đã bị Chư Tăng đẩy về hoàn tục. Cái áo cà-sa của ông ta đang mặc bất quá chỉ là hình thức che thân chớ không còn ý nghĩa là người xuất gia nữa. Đúng ra ông không được phép mặc áo cà-sa vì đó là pháp phục của Tăng xuất gia giữ giới. Nếu ông có nghi ngờ thì xin xem quyển "Con Đường Thành Phật" trang 221, lời của Ngài Pháp Sư Ấn Thuận bảo:
"Trong quy chế Tăng Đoàn do Phật quy định, nếu có người phạm trọng giới thì bị trục xuất ra khỏi Tăng Đoàn, thủ tiêu tư cách xuất gia của người đó. Không những (họ) không xứng đáng là Tỳ Khưu, ngay đến Sa- Di cũng không xứng đáng..." (Lẽ dĩ nhiên những tu sĩ nào cùng sinh hoạt cũng như sống chung hay tu chung với người phạm trọng giới như thế đều phạm trọng giới "Tăng Tàn" cả. Theo luật Phật những người như thế, đời này phước báo cùng tận rất nhanh, nạn tai, bịnh tật, thưa kiện, tù tội liên miên, đời sau sẽ chịu quả báo Tam Đồ trong vô lượng kiếp. (Kinh Thủ Lăng Nghiêm- chương 50 ấm ma)). Từ những kẻ phạm giới như thế không thể tự xưng là Sa môn hay Tỳ kheo hay Thượng Toạ hoặc Đại Đức hay Sa di gì được nữa. Nếu gượng mà tự xưng những phẩm trật nhự vậy tức là "trộm cắp" phẩm trật oai nghi của Phật. Dĩ nhiên tội nặng càng thêm nặng. Còn nếu Phật tử đã biết như vậy mà cố tình che đậy hay tâng bốc tăng phạm trọng tội bằng danh xưng phẩm vị nhà Phật thì cũng phạm vào tội Đại vọng ngữ. Mong ông hiểu biết điều đó.
Vì vậy trong những lá thư sau nếu ông có muốn nghị luận nữa thì phải cẩn thận xử dụng những ngôn từ cho danh xưng chính xác, nếu không thì có nghĩa là ông cố tình bóp méo sự thật. Đó là điều không nên có cho những ai muốn tìm hiểu sự thật.
@ Ông cho rằng tôi đã lầm lẫn giữa 3 thứ luật:
Luật Đời, Luật Đạo và Luật Nhân Quả. Tôi có thể lầm như ông Thục Vũ nghĩ, nhưng nếu đặt cả 3 thứ luật này trong cùng một cách lý luận như ông viết, thì tôi lại dùng 3 chữ khác nhau: Luật của Đời, Giới của Đạo và Nguyên lý về Nhân Quả, để tránh cái hệ quả là chúng ta liên tưởng đến sự “trừng phạt” của “Luật Đời” ảnh hưởng đến hai thứ “luật” theo sau đó (khóng có sự trừng phạt như vậy), mặc dù trong nhiều kinh Phật, chữ “luật Nhân quả” vẫn được xử dụng,
Luật Đời, Luật Đạo và Luật Nhân Quả. Tôi có thể lầm như ông Thục Vũ nghĩ, nhưng nếu đặt cả 3 thứ luật này trong cùng một cách lý luận như ông viết, thì tôi lại dùng 3 chữ khác nhau: Luật của Đời, Giới của Đạo và Nguyên lý về Nhân Quả, để tránh cái hệ quả là chúng ta liên tưởng đến sự “trừng phạt” của “Luật Đời” ảnh hưởng đến hai thứ “luật” theo sau đó (khóng có sự trừng phạt như vậy), mặc dù trong nhiều kinh Phật, chữ “luật Nhân quả” vẫn được xử dụng,
Tôi nghĩ ở đoạn này ông "chơi" chữ quá! Trong nghị luận này tôi khuyên ông nên "theo nghĩa chớ nên theo chữ" Vì sao? Vì chữ là loại ngôn ngữ không thật nghĩa, thường hay gạt người, ông phải nên cẩn thận. Tôi nói luật đời, luật Đạo, và luật Nhân quả thì ông lại đổi qua Luật của đời, Giới của Đạo, và Nguyên Lý về Nhân Quả. Rồi sau đó ông lại giải thích một cách sai lầm về điều tôi muốn nói. Này ông Bùi! Người Phật tử chúng tôi sau khi thọ tam quy ngũ giới đều hiểu Phật pháp căn bản một cách rõ ràng rằng Đức Phật đã dạy "Luật Nhân quả theo ta như bóng theo hình, hình ngay thì bóng thẳng, hình cong thì bóng xiên; trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa, gieo nhân nào thì nhận lại quả tương ứng ấy gọi là quả thục sinh..." Duyên cớ gì ông lại nghĩ ra là sự "trừng phạt" của luật đời không ảnh hưởng đến luật Đạo và Luật Nhân Quả? Ông có thấy Chánh L không? Từ sự phạm tội "ấu dâm" là luật đời, cũng chính là ông ta phạm Tứ Trọng Giới, rồi bị Giáo Hội trục xuất, thì đó là luật Đạo. Cuối cùng, bị toà án ở Colorado ghi vào hồ sơ toà án vĩnh viển và bị phạt tiền lên mấy triệu bạc. Đó chẳng phải là luật nhân quả hay sao?
Còn luật Đạo ảnh hưởng đến sự "trừng phạt" của luật đời như thế nào? Có rất nhiều thí dụ về vấn đề này, tôi chỉ kể một câu chuyện điển hình cho ông được nghe như sau: Xưa kia trong thời Phật Ca Diếp, có một vị Ưu Bà Tắc do xem thường giới thứ năm là giới uống rượu, nên ông ta phóng tâm uống rượu rồi sanh ra thèm thịt, bắt trộm gà kẻ khác đem giết. Người phụ nữ hàng xóm qua tìm gà, lại bị ông hãm hiếp. Đến khi kẻ khác hỏi, ông chối rằng mình không có làm việc ấy. Kết cuộc vì nhất thời phá giới cử uống rượu mà phạm tội trọng tội- Sát, Đạo, Dâm, Vọng còn gọi là bốn tội nghịch, chỉ trừ không thể phá Tăng. Cuối cùng bị luật pháp phán tội nặng nề, kết quả là sự đau khổ cả đời. Do đó mà thấy người tu hành phạm luật đời thì tức phạm vào luật đạo và luật nhân quả, không thể chối cãi được, duy chỉ kết quả đến sớm hay muộn mà thôi. Ba luật này quan hệ chặc chẽ vô cùng và nếu ông muốn biết điều đó thì hãy xem trong phần 3 ở dưới. Vậy tất cả mọi luật đều bị chi phối bởi luật nhân quả.
Ông Bùi! Ông học ở đâu mà bảo rằng sự "trừng phạt" của luật đời không có ảnh hưởng gì đến luật Đạo và luật nhân quả thế? Tư tưởng "không tin nhân quả" là tư tưởng của ngoại đạo thường kiến chủ nghĩa hay ngoại đạo đoạn kiến chủ nghĩa còn gọi là Thần Giáo hay Vô Thần. Mong ông làm sáng tỏ vấn đề này cho rõ. Nếu ông là một Phật tử, tôi nghĩ có lẽ ông sẽ không đặt vấn đề này lên. Vậy xin hỏi ông thuộc vào nhóm tôn giáo hay tôn thờ chủ nghĩa nào? Mong ông sớm cho tôi biết rõ điều này để tránh sự va chạm với tôn giáo hay chủ nghĩa của ông.
@Sau nữa, xin góp ý với ông Thục vũ về 5 nhận định của ông. Ý của ông tôi tô đậm và in nghiêng chữ đỏ, còn ý của tôi viết chữ thường.
- Trong thư ông Tony Bùi bảo rằng "Tôi chỉ dùng chữ Giáo Hội thay vì GHPGVNTH, vì đã từ giữa năm 1964, chữ THỐNG NHẤT đã không còn ý nghĩa nữa. Xin đừng hỏi tại sao". Thiết tưởng đó chỉ là nhận định của riêng ông hay một thiểu số người mà thôi. Còn toàn thể Phật giáo Đồ thì khác. Nhân đây xin trưng dẫn vài điểm về những ý kiến khác biệt với ông Tony Bùi.
Ông nói đúng, đó chỉ là nhận định riêng. Tôi cũng xin ông đừng hỏi tại sao. Nhưng ông lại thêm kết luận là nhận định đó chỉ có một thiểu số và khác với toàn thể Phật giáo đồ. Vì câu kết luận đó, và vì ông có thêm 5 nhận định ông cho là khác biệt với nhận định của tôi, nên tôi cũng xin đóng góp vài thiển ý:
1. Nếu Phật giáo không thống nhất và không thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964 để được phát huy lớn mạnh, thì Phật giáo không thể phát triển mạnh như đã chứng thực qua các Chùa, Viện, các trường trung tiểu học Bồ Đề và Đại Học Phật giáo được mọc lên như nấm vào sau thời TT Ngô Đình Diệm.
Ông Thục Vũ viết đúng, sau khi GHPGVNTH ra đời thì thêm rất nhiều trường học được thành lập dưới danh nghĩa Phật giáo hay GHPGVNTN. Nhưng đến nay còn bao nhiêu?
3) Trả lời ông Bùi:
Ông Bùi! Ông đã hiểu không đúng lời tôi nói! Tôi nói dữ kiện xảy ra sau thời TT Ngô Đình Diệm, có nghĩa là thuộc về quá khứ; còn ông lại nạn tôi ở thời gian hiện tại. Như vậy chứng tỏ ông đã công nhận nhận định của tôi ở quá khứ là đúng. Có phải vậy không? Nếu đã công nhận tôi là đúng trên phương diện sự phát triển lớn mạnh của GHPGVNTN sau thời TT Ngô Đình Diệm rồi, thì có gì sai đâu mà ông lại nêu lên vấn đề hôm nay hay hôm kia? Còn vấn đề hiện nay như trường học chùa chiền ở VN còn lại bao nhiêu thì phải xét thêm những nhân quả chung quanh ảnh hưởng như thế nào nữa, và hoàn cảnh chiến tranh, chế độ chánh trị, kinh tế... nữa phải không?
Nếu ông nói ông không cần xét đến những môi trường như thế mà chỉ một mực đánh giá khả năng phục vụ của GHPGVNTN theo thời gian bất chấp những nguyên nhân phụ thuộc, thì té ra tôi lại nghị luận với một kẻ "khờ" rồi chớ gì? Còn nếu như ông chấp nhận một cách quả quyết rằng thật sự có những môi trường ảnh hưởng đến Giáo Hội một cách mãnh liệt như sau năm 1975, không những các tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Công Giáo bị đàn áp, các Tăng Thống Đôn Hậu, Huyền Quang, và Quảng Độ bị lâm nạn, và các thành viên GHPGVNTN bị bắt bớ giam cầm dưới chế độ khắc nghiệt của đảng cộng sản VN, thì có nghĩa là ông đã công nhận rằng mọi sự việc xảy ra đều có nhân duyên thúc đẩy chớ gì. Như thế ở đây, nhân duyên đó chính là môi trường cộng sản và những ảnh hưởng chuyển biến trên thế giới.
Nói một cách khác, nói có nhân duyên tức là nói có luật nhân quả; và luật nhân quả chính là chơn lý bất di bất dịch chi phối đời sống con người và mọi việc trong mười pháp giới một cách trọn vẹn, và hoàn toàn đi suốt cả "luật của đời" và "giới của Đạo" suốt hết không gian vô tận và thời gian vô tận, có nghĩa là chúng sanh và pháp giới ảnh hưởng liên hệ mật thiết với nhau phải không? Điều đó có nghĩa mọi vật, mọi pháp tất cả đều bị ảnh hưởng nhân quả hổ tương và nhân quả đồng thời một cách chặt chẽ không chỗ hở, phải không? Như thế thì làm sao mà ông có thể nói rằng không thể có " sự “trừng phạt” của “Luật Đời” ảnh hưởng đến hai thứ “luật” theo sau đó (không có sự trừng phạt như vậy), mặc dù trong nhiều kinh Phật, chữ “luật Nhân quả” vẫn được xử dụng," như trong đoạn trên ông vừa viết? Thí dụ như một vị tăng tội trộm cắp là phạm luật đời và bị "trừng phạt", thì vị tăng này đương nhiên phạm luật Đạo cũng là tội trộm cắp, tất bị chư Tăng mở pháp yết ma, thì đó đã rơi vào nguyên lý nhân quả: nhân trộm cắp, quả tù tội. Thí dụ thứ hai, một vị tăng phạm tội giết người là phạm luật đời và bị "trừng phạt", như vậy trong luật đạo họ cũng phạm giới sát sanh thì chư tăng mở pháp yết ma, còn trong nguyên lý nhân quả thì giết người là nhân; oán thù, tù tội là quả. Làm thế nào mà ông có thể phủ nhận nguyên lý nhân quả chi phối ảnh hưởng không sót bất cứ mọi hành nghiệp của chúng sanh?
Mong ông giải thích rõ ràng về lời ông nói.
2. Vì sợ Phật giáo Thống Nhất lớn mạnh nên chính quyền Đệ II Cộng Hòa đã manh tâm lợi dụng một số nhà sư hám danh háo lợi phân hóa Phật Giáo Thống Nhất ra làm 2 khối: Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự.
@ Thực ra, GHPGVNTH đã phân hóa trước khi Chinh quyền của Đệ II Cộng Hoà ra đời. Sau khi có cuộc bầu Tổng Thống ngày 3 tháng 9, 1967 và chính thức nhiệm chức thì ngày 1 tháng 11, 1967 nền Đệ II Cộng Hoà mới ra đời.Cuộc phân hoá của GHPGVNTN mà ông nói đã xẩy ra TRƯỚC ĐÓ:
a. Sắc Lệnh 23/67 ngày 18 tháng 7 năm 1967 do Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lưc Nguyễn Văn Thiệu ban hành (4 tháng trước khi Đê II Cộng Hòa ra đời) chỉ công nhận GHPGVNTN Việt Nam Quốc Tự và
b. HT Thích Thiện Hoa đã được bầu làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo họp tại chùa Ấn Quang năm 1966, trong khi tại Việt Nam Quốc Tự cách đó khoảng 2 cây số, cũng vào thời điểm đó, vẫn đang có Viện Trưởng Viện Hóa Đạo khác thuộc GHPGVNTN.
4) Trả lời ông Bùi:
Ông Bùi, ông lại hiểu lầm lời nói của tôi nữa rồi! Tôi nói rằng : "... nên chính quyền Đệ II Cộng Hòa đã manh tâm lợi dụng một số nhà sư hám danh háo lợi phân hóa Phật Giáo Thống Nhất ra làm 2 khối: Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự."
Ông Bùi! Tôi nói rằng chính quyền Đệ II Công Hoà đã manh tâm lợi dụng một số nhà sư hám danh háo lợi tức là tôi nói đã có kẻ tham lam danh lợi trong Giáo Hội, và họ đã tìm cách phân hoá Giáo Hội trước đó rồi. Có nghĩa là Giáo Hội đã bị kẻ xấu phân hoá trước đó. Còn chính quyền Đệ Nhị Cộng Hoà sau này mới phân hoá chánh thức mà thôi, và đó chỉ là hành động sau dựa theo những điều đã xảy ra trước rồi. Điều này thiết tưởng tôi nói quá rõ ràng ông không cần phải đưa thời điểm ra để chứng minh điều tôi là đúng. Coi bộ ông không hiểu lắm thì phải.
3. Nếu không Thống Nhất thì làm sao Phật giáo có thể đòi hỏi được hiến pháp Phât Giáo Việt Nam trong một chế độ Diệm không Diệm thưa ông Tony.
@ Tôi không nói là Phật giáo không thống nhất để có được Hiến Chương GHPGVNTN, tháng 1, 1964 sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ vài tháng trước đó. Tôi chỉ nói là sự thống nhất “thực sự” đã không còn nữa khoảng 5 tháng (nửa năm) sau khi Hiến Chương GHPGVNTN ra đời, cho nên dù chữ “Thống Nhất” vẫn còn trong danh xưng GHPGVNTN, nó không còn ý nghĩa nữa. Ông hiêu sai ý tôi.
5)Trả lời ông Bùi:
Ông Bùi! Ý ông nghĩ sao về hai chữ "thống nhất" và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN)"? Ông nghĩ thế nào? GHPGVNTN có bắt buộc phải luôn luôn "thống nhất" không? Và nếu không "thống nhất" thì GHPGVNTN có bị mất danh xưng là GHPGVNTN không?
Ông Bùi! Ông nên biết rằng hai từ ngữ "thống nhất " và "GHPGVNTN" khác biệt nhau rất xa, không như ý nghĩ của ông áp đặt cho chúng đâu. Ông hãy lóng nghe cho kỹ:
1. "thống nhất" là một động từ biểu tượng cho hành động phải được hoàn thành thành một khối lực lượng duy nhất. Dĩ nhiên theo thuyết Tương Đối hay thuyết Duyên Sinh thì đây chỉ có hiện hữu trong lý tưởng (tưởng tượng) mà thôi, hay hiện hữu một cách tạm thời. Vì sao? Vì tánh vô thường của vạn pháp, chớ nó không thể xảy ra một cách thường trụ được. Vì sao? Vì:
"Chư pháp nhân duyên sanh,
pháp diệc nhân duyên diệt.
Thị chư Pháp nhân duyên,
Phật đại Sa Môn thuyết."
Vì thế ông không nên hy vọng rằng tư tưởng "thống nhất" sẽ tồn tại mãi mãi, mà ông nên chấp nhận nó là pháp sanh diệt hằng theo quá trình sanh, trụ, dị, diệt trong từng sát na. Nói theo kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, nó như ánh sáng, như sương mai, như bóng câu qua cửa sổ, như bóng trăng dưới nước, như thành Càn Thát Bà ngoài sa mạc, như vật ảo thuật... mà thôi. Vì sao? Vì bản tánh của nó (thống nhất) không tự có. Ông đừng mơ màng rằng có tư tưởng "thống nhất" thật sự để ông nắm bắt. Có thế ông mới tránh được sự dằn vặt đau khổ trong sự chống chọi với Tâm và tâm sở của ông. Nói một cách khác, ông đã xây dựng toàn bộ tư tưởng luận của ông trong một thế giới luận lý "sai lầm và bế tắc" trầm trọng.
2. "GHPGVNTN" là một nhóm danh từ riêng dùng để nói lên một nhóm Tăng nhân Phật giáo cùng đồng ý chung " lý tưởng phục vụ chúng sinh". "Lý tưởng phục vụ chúng sanh" của GHPGVNTN là gì? Chính là bản Hiến Chương Phật Giáo năm 1963; sau này có tu chính năm 1972 và 2011. Vì thế khi nói GHPGVNTN chính là nói bản Hiến Chương Phật Giáo này; nói đến bản Hiến Chương Phật Giáo này tức là nói đến GHPGVNTN. Hai điều này không thể tách ly ra được. Hể có GHPGVNTN thì phải có Hiến Chương Phật Giáo. Trong Hiến Chương Phật Giáo có những điều lệ đặc thù như trong 10 chương tổ chức lại có chương số 10 xác định thế nào là Tài Sản và Bất Động Sản của Giáo Hội một cách rõ ràng, không ai có thể tự ý trộm cắp hay buôn bán trái phép được. Còn Chương thứ 8 thì xác định tư cách của thành viên Giáo Hội, như thế không có ai có thể tự ý cho mình là thành viên của GHPGVNTN một cách bừa bãi được. Do đó mà GHPGVNTN là một danh xưng riêng của Giáo Hội. Vì vậy GHPGVNTN không thể tách rời bản Hiến Chương Phật Giáo được, và bản Hiến Chương Phật giáo không thể tách rời GHPGVNTN được. Vì sao? Vì là thành viên của GHPGVNTN thì phải tuân thủ bản Hiến Chương Phật Giáo; tuân thủ bản Hiến Chương Phật Giáo tức là thành viên của GHPGVNTN. Tôi chỉ nói "thành viên" thôi nhé, có nghĩa là Phật giáo đồ hay tín đồ Phật Giáo; ông đừng có lẫn lộn qua ban thành viên chỉ đạo rồi lại biên chép lung tung lên nhé.
Như thế thì ông biết rằng hai chữ "thống nhất" này có khi thì xuất hiện trong GHPGVNTN, có khi thì lu mờ, nhưng không bao giờ làm mất danh xưng của GHPGVNTN vậy. Vì vậy mà ông đừng lầm lẫn mà nghĩ rằng hễ có GNPGVNTN thì bắt buộc phải có "thống nhất", hoặc có "thống nhất" thì bắt buộc phải có GHPGVNTN. Hai nhóm từ này không có liên hệ gì với nhau cả, chúng là một loại pháp tánh độc lập. Ông đã hiểu rõ chưa?
4. Sau ngày Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam có vô số Giáo Hội ra đời: Nào là Phật Giáo Việt Nam (Quốc Doanh), Linh Sơn, Tăng Già Thế giới....nhưng có Giáo Hội nào đồng hành cùng dân tộc như GHPGVNTN đâu!?
@ Cá nhân tôi xin lạm bàn về ý kiến của ông là “…nhưng có Giáo hội nào đồng hành cùng dân tộc như GHPGVNTN đâu”:
Sau 1975, dân tộc Việt Nam nói chung và Phật giáo đồ nói riêng đã nhiều năm bị chìm đắm trong sự cai trị độc tài và thiếu khả năng của CSVN, và càng ngày, sự độc tài đảng trị cũng như sự tước đoạt tự do của dân chúng này càng tăng gia. Hệ quả và sự thực của đất nước đã cho chúng ta thấy rằng các tôn giáo trong Việt Nam, từ Phật giáo đến Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành đã không chống trả có hiệu lực cho sự đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do con người và dân chủ cho đất nước.
Nói rằng GHPGVNTN đã đồng hành cùng dân tộc, thì sự đồng hành đó đã và đang có kết quả thế nào? Chúng tôi thiển nghĩ rằng “đồng hành” hay “đi song song” với dân tộc là một thái độ, một quyết định, một hành động “đúng, nhưng chưa đủ”. Dân tộc nói chung hay Phật giáo đồ nói riêng cần người, hay GHPGVNTN “LÃNH ĐẠO” và chỉ dẫn họ những phương thức hành động để đạt lại tự do tôn giáo, tự do con người và dân chủ tự do cho dân tộc, đất nước Việt Nam.
6) Trả lời ông Bùi:
Ông Bùi! Ông lại nói bậy nữa! Như tôi đã trình bày phía trên về hai nhóm ngôn từ có ý khác nhau, và độc lập lẫn nhau là "thống nhất" và "GHPGVNTN", ông không nên lầm lẫn hai thứ này. Ở đây cũng vậy cũng có hai nhóm ngôn từ là "đồng hành" và "GHPGVNTN".
Ông Bùi! ý ông thế nào? "Đồng hành" có phải là "đi song song" không? Tôi đã thấy có một người mang áo thầy tu "đi song song" với Giáo Hội và Phật Tử Texas... khắp nơi đây đó, ông ta "đi song song" với Phật tử qua nhiều tiểu ban trong bảy tuần thất, xem sơ qua như thấy có lòng lo việc Giáo Hội. Nhưng hỡi ôi! Một mặt thì "đi song song" như kẻ "lãnh đạo" còn mặt kia thì ông ta lén Giáo Hội bán chùa, qua mặt các Phật tử để "củm" cả túi bạc tiền lạc quyên cứu trợ Philippines và động đất Nepal và còn làm nhiều chuyện "động trời" khác nữa. Ôi chao, "con rắn nhỏ bằng ngón tay sao độc kinh hồn!". Ông muốn biết về điều đó thì ông nên tham khảo bài của ông Phật tử Trí Giác mới đây trên các emails thì rõ, hoặc ông hỏi Giác Đ thì rõ. Nói tóm lại, ông chớ nên tự "hoa mắt" rồi tượng hình hai chữ "đồng hành" ra thành hình thức " đi song song" rồi tự cho là đầy đủ ý nghĩa. Như thế là ông lầm lẫn nhiều quá!
Ông Bùi, ông đừng nghĩ "bậy bạ" nữa, mà hãy lắng nghe ý nghĩa "đồng hành với dân tộc VN" của GHPGVNTN, điều mà tôi muốn nói như sau: Ông có biết nguyên nhân gì mà các Tăng Thống của GHPGVNTN bị hành hạ, tù đày dưới chế độ cộng sản VN không? Thưa ông, nói ra nhiều lắm, nhưng tôi thu ngắn lại 8 chữ cho ông dễ hiễu. Tám chữ đó là " Đòi Tự Do Nhân quyền và Dân Quyền". Cái trọng tâm đau khổ lớn lao nhất của 83 triệu người dân VN trong nước, chính là họ đã bị cướp mất 8 chữ này. GHPGVNTN đã hy sinh biết bao công sức và xương máu để cố gắng mang lại quyền tự do của 8 chữ này về cho toàn thể người dân VN, dĩ nhiên đây là sự cố gắng trong khả năng của Giáo Hội trong điều kiện nghiệt ngã, có thể trong đó có gia đình thân quyến và bản thân ông đã được hưởng những điều lợi lạc. Đó "đồng hành của GHPGVNTN" là vậy đó. Ông đã hiểu sai ý nghĩa "đồng hành" của tôi nói rồi. Còn việc ông muốn có "lãnh đạo" thì lại là một chuyện khác. Chúng tôi có Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo lãnh đạo. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng các vị chư Tăng lãnh đạo này vẫn có đủ trí tuệ quyết định. Còn phần ông, từ trước đến giờ ông giúp được gì cho 83 triệu dân tộc Việt Nam đang còn đau khổ chưa? Sự cống hiến của ông đối với dân tộc Việt Nam so với một vị nữ lưu thành viên Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam là bà Lê Thị Tuyết Mai thì như thế nào? Sự cống hiến của ông cho dân tộc Việt Nam so sánh với sự cống hiến của Giáo Hội cho dân tộc Việt Nam thì như thế nào? Ông có nghĩ rằng công sức đóng góp của ông lớn hơn công sức của họ chăng? Nếu ông không làm được như họ như vậy, thì đừng đứng bên ngoài mà "chỉ chỏ" phê phán người ta! Thế mới là người trí thức. Nếu ông có giỏi thì xin đứng đánh phá Giáo Hội và mấy thầy tu hành nữa, mà hãy trở về VN tìm kiếm mấy chóp bu đảng cộng để trổ tài "tế thế kinh bang" của ông. Giáo Hội sẽ không dùng cái lối Tam Quyền "lừa bịp" đâu.
@ Hãnh diện rằng GHPGVNTN đã đồng hành cùng dân tộc mà không nêu lên được những thành quả nêu trên thì sự đồng hành đó không có giá trị bằng một Nữ Huynh trưởng Lê Thị Tuyết Mai thuộc GHPGVNTN đã âm thầm tự thiệu trước dinh Độc Lập cũ để phản đối CSVN đàn áp Giáo Hội và để chống Trung cộng; không có giá trị bằng hàng trăm Huynh Trưởng trong nước đã phải lén lút âm thầm tổ chức ngày Hạnh để còn cố gắng giữ gìn Phật Đạo cho chính họ và gia đình họ.
Nói như thế không phải để phủ nhận sự dũng cảm và kiên cường của GHPGVNTN trong nước đã liên tục và bền bỉ chống lại sự đàn áp và cô lập của CSVN, để vẫn còn hiên ngang bảo vệ GHPGVNTN trong sự cùm kẹp của CSVN, nhưng để nhắn với ông Thục Vũ rằng Phật tử và người dân trong nước không chỉ cần người đồng hành, mà còn cần người lãnh đạo, một điều mà cho đến nay, GHPHVNTN đã càng ngày càng giảm về chương trình hành động cũng như nhân sự.
Thay vì tập trung vào chỉ trích phê bình nhau như chúng tôi đã đọc qua hàng trăm emails, xin quý vị dồn phần nào nỗ lực vào phần củng cố và phát triển GHPGVNTN trong nước, hay Phật giáo trong nước, có thể không thuộc về một tổ chức Phật giáo nào, để những cơn Pháp và Quốc nạn không còn nữa.
5. Vì giá trị cao quý của GHPGVNTN qua công cuộc giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn từ hơn 40 năm qua, vì thế các Ông Thày Bà Ni Về Nguồn, Tăng Đoàn và cái Tam quyền Đầu chế Phân lập Phạm Đăng đã ly khai ra khỏi Giáo Hội Thống Nhất, nhưng vẫn không buông bỏ 2 chữ "Thống Nhất".. Điều này cũng đã nói lên giá trị cao đẹp của GHPGVNTN vậy.
Thưa ông Thục Vũ, cho đến hôm nay, chúng tôi chưa thấy “giá trị cao quý của GHPGVNTN qua công cuộc giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn” như ông viết. HT Thích Quảng Độ cũng đã phải viết là bất cứ lúc nào CSVN cũng có thể tiêu diệt và bóp chết GHPGVNTN trong nước nên cần có sự chuẩn bị để đem pháp lý của GHPGVNTN ra ngoài Việt Nam. Như vậy, tôi thiển nghĩ rằng HT cũng không đồng ý với sự xưng tụng GH như vậy.
7) Trả lời ông Bùi:
Ông Bùi! Ông lại đặt điều nữa! Ông học ở đâu mà nói rằng: "GHPGVNTN trong nước nên cần có sự chuẩn bị để đem pháp lý của GHPGVNTN ra ngoài Việt Nam." Ai phụ nhĩ ông điều đó vậy? Hay là ông nghĩ mình quá tài giỏi rồi tự phong mình là advisor hay là CEO của Ngài Quảng Độ phải không? Thưa ông, tôi chưa bao giờ nghe Ngài Quảng Độ nói rằng phải nên mang "pháp lý" ra ngoài nước cả! Ông phải trả lời cho rõ ràng có chứng cớ, là khi nào Ngài Quảng Độ bảo mang "pháp lý" ra khỏi nước ?????? (Ông không trả lời rõ ràng thì chứng tỏ ông là người chuyên môn đặt điều nhé, chừng đó ai tin ông được?). Nhưng ngược lại, tôi có nghe và có thấy Giáo Chỉ Số 16, Ngài Quảng Độ tuyên bố " ...nhiệm kỳ của Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo được biểu quyết thông qua tại Đại hội Khoáng đại GHPGVNTN kỳ X ngày 17 tháng 01 năm 2016 là vô thời hạn,...". Ông có tin điều đó không? Ông có thấy điều gì lạ không? Những điều ông nói đều sai bét hết, làm gì mà có việc mang "pháp lý" ra ngoài nước? Có phải trong câu nói của ông có ngầm chứa một "ác ý"? Mong ông giải thích cho tôi biết.
Hơn nữa GHPGVNTN trong nước không có một chương trình hành động cụ thể để đáp ứng lại với GHPGVN (quốc doanh) đang hủ hoá Phật tử thì viết rằng “…vì giá trị cao quý qua công cuộc giải trừ Quốc Nạn và Pháp nạn của GHPGVNTN, mà các ông Thày Bà Ni….ly khai khỏi GH nhưng vẫn giữ Thống Nhất…” thì Cái chữ Thống Nhất và chữ Giá Trị Cao Quý nó không có gía trị nhiều như ông nghĩ. Và sự “cố gắng giữ cái danh xưng GHPGVNTN hay Thống Nhất của những Tăng Ni Cư sĩ, không hẳn là “Chia sẻ cái Hào Quang đã mất của chữ Thống Nhất”, mà là “Bảo vệ và gầy dựng lại cái tinh thần thống nhất của Phật giáo khi tranh đấu đòi hỏi bình đẳng tôn giáo từ tháng 5 đến tháng 11, 1963”.
8) Trả lời ông Bùi:
Về phần này, ông lại lầm lẫn hai nhóm ngôn từ "thống nhất " và GHPGVNTN nữa rồi. Như tôi đã giải thích trong đoạn trên rồi, không cần lập lại. Ông tự tìm hiểu đi.
@ Cái “tinh thần cao đẹp của GHPGVNTN” mà ông Thục Vũ nói đến nó không thuộc riêng ai, không thuộc một “thời điểm” nào, không thuộc về đương kim Tăng Thống, mà thuộc về Phật tử Việt Nam, bao gồm Tăng, Ni, Cư sĩ và những người nghĩ rằng mình là Phật tử.
9) Trả lời ông Bùi:
Ông Bùi! Cuối cùng rồi ông cũng vẫn không hiểu tôi muốn nói gì! Trong con mắt của ông, ông có thấy các vị Tăng Thống của GHPGVNTN không tiếc thân mạng của bản thân mình, cho đến chết mà vẫn quyết tâm bảo vệ mạng mạch của GHPGVNTN không? Còn riêng Ngài Quảng Độ hơn 30 năm, bị tù đày lao lý! Tại sao? Chỉ vì hai chữ tự do cho dân tộc! Cả thân mạng mình mà các vị còn xả bỏ, huống chi ba cái thứ hào nhoáng, tinh thần cao đẹp hay nghĩa cử anh hùng chi đó mà các Ngài ham muốn sao? Hơn nữa, Kinh Phật dạy hàng Phật Tử chúng tôi là thân vô thường, tâm vô chủ, pháp vô sở hữu và quả bất khả đắc, thì cái thứ hào nhoáng này có nghĩa gì đối với các bậc cao tăng trong GHPGVNTN. Các Ngài có muốn thì cũng muốn tinh thần Niết Bàn giải thoát hay ít nhất là cảnh giới Vi Diệu Pháp, chớ ba cái phàm tục thế gian này có gì là bền chắc. Sở dĩ tôi nói có "Tinh thần cao đẹp của GHPGVNTN" là vì có người đang tìm cách tiếm danh GHPGVNTN một cách như "điên". Nếu không "đẹp" và không có giá trị lợi dụng thì ai lại ham muốn như điên khùng như thế, phải không ông? Ông muốn biết người đó là ai thì xin cứ hỏi Giác Đ hay nhóm Giác Đ thì biết ngay, chớ ông nói xa nói gần mà làm gì.
Như thế là tôi đã trả lời về những điều ông thắc mắc qua câu nói của tôi về ý nghĩa "Tinh thần cao đẹp của GHPGVNTN" và phần lớn những câu hỏi còn lại, tổng cộng là 9 đoạn. Hy vọng giúp được chút ít gì cho ông chăng. Nếu những điều trên không giúp cho ông được chút nào, âu cũng là nghiệp chướng!
Chân thành cám ơn Ông Tony Bùi đã cho tôi cơ hội trả lời ông và xem như là một cơ duyên cho chúng tôi bày tỏ với dư luận về những thủ đoạn chính trị trong mưu đồ xóa sổ GHPGVNTN của tập đoàn Giác Đ.
Trung tuần tháng Tư.
Ngoài hiên giọt nắng hồng quanh sân.
Thưa ông Tony Bùi,
Thưa quý vị,
Vâng, Thục Vũ tôn trọng lời đề nghị của ông Tony Bùi. Tuy nhiên, xin cho phép Thục Vũ được góp ý với ông lần cuối qua câu: "Theo thiển ý của tôi, các cuộc thảo luận đều không có kẻ thắng người thua, mà mỗi người có được dịp để nói ra những điều mình nghĩ, chủ quan hay khách quan hay không. Chúng ta đều nghĩ rằng ý kiến của mình phản ảnh sự thực, mong thực tế là như vậy.".
Đồng ý rằng trong cuộc tham luận, cả hai đều trưng bày tất cả ý kiến, cùng trưng dẫn bằng dữ kiện, hình ảnh để phản ảnh lên sự thật, nhưng đối với một Cư sĩ Phật tử chân chính, đã thọ Tam quy Ngũ giới, thì phải biết trau dồi trí tuệ và tôn trọng sự thật. Từ tính cách đó, tinh thần cao quý đó, Thục Vũ mong ông Tony Bùi hãy để tâm suy ngẫm về những lời nói của ông, qua những ý kiến về GHPGVNTN, mà ông đã cho rằng sự thật, nhưng khi nhận ra tất cả chỉ là suy tưởng lầm lẫn, thì ông Tony nên chính thức có lời xin lỗi với Giáo Hội và sám hối với chư Phật. Đó mới thực là người Phật tử đúng nghĩa.
Viết cho ông Tony Bùi, bỗng dưng lòng Thục Vũ miên man liên tưởng đến các anh Cựu Huynh Trưởng GĐPTVN: Nguyễn Đắc Truyền, Lê Quang, anh Hiếu...và những ai tham dự Đại Học Hè 2015, tại chùa Pháp Luân vào thời gian Phạm Đ tức Giác Đ từ chức, để rồi các Huynh trưởng thân yêu đó, đã bị Phạm Đ và Chi H cấy sinh tử phù, cho đến nay vẫn chưa biết sám hối quay về.
Trong thư ông bảo rằng"vì tôi vẫn tin ông là một Phật tử có tâm cho Đạo pháp và dân tộc" ,chân thành cảm ơn ông Tony Bùi thật nhiều. Nhân đây, xin được thưa rằng, đối với Thục Vũ, từ trước đến nay chỉ có một hướng đi duy nhất là đạo pháp và dân tộc. Thục Vũ chỉ biết đến GHPGVNTN, vì Giáo Hội PGVNTN đồng hành cùng dân tộc. Tuy nhiên, là người Việt Quốc gia, Thục Vũ luôn ủng hộ các tổ chức chống cộng, nhưng chưa bao giờ tham gia một đảng phái chính trị nào.
Cuối thư , Thục Vũ cũng luôn tin ông Tony Bùi là một Phật tử có đạo tâm, có tinh thần quốc gia, để cho sự đối thoại của chúng ta phản ảnh lên một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện một tinh thần xấy dựng rất đáng quý trọng..
Kính chúc ông Tony Bùi và gia quyến thân thâm an lạc, vạn sự cát tường . Sở cầu như ý nguyện.
Thục Vũ
On Apr 18, 2016, at 12:23 PM, Tony Bui <tonybui50@yahoo.com> wrote:Thưa ông Thục Vũ,Có lẽ chúng ta nên ngừng thảo luận ở đây sau bài của ông. Tôi đã viết ra ý kiến của tôi và tôi nghĩ rằng ông đã viết ra ý kiến của ông. Quý anh chị hay chư Tăng Ni nếu có vào đọc thì họ cũng nhận xét ra được sự hợp lý, hợp tình hay không hợp lý hợp tình của mỗi người. Theo thiển ý của tôi, các cuộc thảo luận đều không có kẻ thắng người thua, mà mỗi người có được dịp để nói ra những điều mình nghĩ, chủ quan hay khách quan hay không. Chúng ta đều nghĩ rằng ý kiến của mình phản ảnh sự thực, mong thực tế là như vậy. Nếu họ không thấy mình có lý thì họ đâu có viết ra làm gì, phải không ông Thục Vũ. Cho nên tôi xin ngưng ở đây vì tôi đã viết ra đầy đủ ý kiến của mình trong phạm vi những chuyện mang ra trong những email trao đổi này.Mong có dịp thảo luận với ông Thục Vũ trong tương lai với đề tài khác và trong một hoàn cảnh cởi mở, xây dựng và thanh thản hơn.Chúc ông Thục Vũ và gia đình những năm tháng an vui trong sự độ trì của chư Phật,Tony Bui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét