I.- Thời điểm lịch sử
- Ngày 09 tháng 9 năm 1947, một Phái đoàn Quốc Gia, gồm có 24 nhân vật thuộc nhiều thành phần quốc gia yêu nước, đến Hương Cảng (Hongkong) trình Thỉnh Nguyện Thư lên Cựu Ho àng Bảo Đại để mời Cựu Ho àng về nước chấp chánh và mở cuộc đàm phán với Chính Phủ Pháp hầu tái lập hòa bình ở Việt Nam và thực hiện nền độc lập cho đất nước.
- Ngày 10 tháng 9 năm 1947, Cao Ủy Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương là Ông Emile BOLLAERT (đi nhậm chức hồi 05.02.1947) đọc một bài diễn văn quan trọng tại Hạ Long, theo đó Ông tuyên bố sẵn sàng điều đình với mọi gia đình chịnh trị và trí tuệ tại Việt Nam.
- Ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1947, Cao Ủy Bollaert gặp Cựu Hoàng Bảo Đại tại Vịnh Hạ Long, mở đầu mối giây liên lạc.
- Ngày 26 tháng 3 năm 1948, tại Hương Cảng, Cựu Hoàng Bảo Đại kêu gọi các đoàn thể chịnh trị và tôn giáo thành lập chính phủ trung ương lâm thời để thảo luận với Pháp một thỏa ước và thống nhất đất nước.
- Ngày 21 tháng 5 năm 1948, tân Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam.
- Ngày 02 tháng 6 năm 1948, Chính Phủ Nguyễn Văn Xuân công bố Quốc Ca Việt Nam là bài "Tiếng Gọi Công Dân" và quốc kỳ là nền vàng ba sọc đỏ.
- Ngày 05 tháng 6 năm 1948, Bản Tuyên Bố Chung được ký kết tại Vịnh Hạ Long trên thiết giáp hạm Duguay Trouin của Pháp, giữa Ông Emile Bollaert, Cố Vấn Chính Phủ Cộng Hòa, Cao Ủy Pháp tại Đông Dương và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam, trước mặt Hoàng Đế Bảo Đại, với sự hiện diện của các Ông: Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chi, Phan Văn Giao, Nguyễn Khoa Toàn, Đinh Xuân Quảng, Trần Văn Hữu v à L ê Văn Hoạch, đại diện lần lượt cho miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
Qua Bản Tuyên Bố Chung, Pháp cam kết bảo đảm nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là Thống Nhất, Độc Lập, nhưng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Việt Nam được coi là một nước hoàn toàn tự do, liên kết trong khối Liên Hiệp Pháp mà dân tộc được đặt ngang hàng, về quyền lợi cũng như về bổn phận.
Sau khi thành lập Chính Phủ Lâm Thời, các Đại Diện của Việt Nam sẽ ký kết với các Đại Diện của Cộng H òa Pháp những thỏa ước hợp l ý về các vấn đề ngoại giao, kinh tế, trị chịnh và chuyên môn.
- Ngày 08 tháng 3 năm 1949, Thỏa Ước Elysses ký tại Paris giữa Tổng Thống Pháp Vincent AURIOL (sanh 1884, mất tại Paris 1966) và Cựu Hoàng Bảo Đại về nhiều vấn đề liên quan đến sự thống nhất, chủ quyền, ngoại giao, quân sự, tư pháp, văn hóa, kinh tế, tài chính.
- Ngày 14 tháng 3 năm 1949, Pháp ban hành luật tổ chức Hội Đồng Lãnh Thổ Nam Kỳ. Hội Đồng nầy có nhiệm vụ quyết định số phận của Nam Kỳ, lúc bấy giờ vẫn còn là thuộc địa của Pháp.
- Ngày 01 tháng 4 năm 1949, Hội Đồng Lảnh Thổ Nam Kỳ bầu xong, gồm có14 đại biểu Pháp và 40 đại biểu Việt Nam.
- Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Hội Đồng Lảnh Thổ Nam Kỳ, đồng thờí nhập Nam Kỳ vào Việt Nam.
- Ngày 04 tháng 6 năm 1949, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ban hành luật công nhận Việt Nam Thống Nhất.
- Ngày 20 tháng 6 năm 1949, Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời của Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân giải tán.
- Ngày 01 tháng 7 năm 1949, Quốc Trưởng kiêm Thủ Tướng Bảo Đại lập chính phủ, lấy Sài Gòn làm thủ đô để nhấn mạnh sự thống nhứt đất nước sau khi miền Nam được sát nhập vào lảnh thổ Việt Nam.
- Ngày 03 tháng 7 năm 1949, Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm 3 vị Thủ Hiến cho 3 miền: Ông Nguyễn Hữu Trí, Thủ Hiến Bắc Việt, Ông Phan Văn Giao, Thủ Hiến Trung Việt v à Ông Trần Văn Hữu, Thủ Hiến Nam Việt.
- Ngày 18 tháng Giêng năm 1950, Quốc Trưởng Bảo Đại ký sắc lệnh bổ nhiệm Ông Nguyễn Phan Long làm Thủ Tướng.
- Ngày 06 tháng 5 năm 1950, Ông Trần Văn Hữu được cử thành lập chính phủ.
- Từ tháng 6 năm 1950, các nền mống của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đã hình thành. Trường Sĩ Quan Huế được chuyển về Trường Võ Bị Đalat, được thành lập vào ngày 01 tháng 10 năm 1950 (Trường Sĩ Quan Huế chỉ có đào tạo được 2 khóa. Khóa đầu tiên của Trường V õ Bị Đalat được gọi là Khóa III). Trường Sinh Vi ên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cũng được thành lập.
- Ngày 19 tháng 8 năm 1950, tại Cannes (Pháp), Quốc Trưởng Bảo Đại, Bộ Trưởng Pháp LETOURNEAU và Cao Ủy Pháp lúc bấy giờ là Ông PIGNON, thảo luận thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, có dự trù động viên nhân lực và tài lực.
- Ngày 15 tháng 7 năm 1951, Quốc Trưởng Bảo Đại ký, thi hành tổng động viên.
- Ngày 07 tháng 5 năm 1954, khu lòng chảo Điện Biên Phủ bị thất thủ.
- Ngày 07 tháng 7 năm 1954, một biến cố lịch sử xảy ra: Ông Ngô đình Diệm từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam lập chính phủ.
- Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp Định Geneve được ký kết, chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới hai miền Bắc-Nam.
- Ngày 07 tháng 9 năm 1954, Pháp trao trả Dinh Toàn Quyền Đông Dương ờ lại Lộ Norodom Sài Gòn, thường gọi là Dinh Norodom, cho chính phủ Việt Nam, với sự hiện diện của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và Cao Ủy Pháp tại Đông Dương cuối cùng là Tướng ELY. Lá cờ tam tài Pháp tung bay trên đất nước Việt Nam gần một thế kỷ được hạ xuống và lá cờ vàng ba sọc đỏ được thượng lên. Dinh Norodom được đổi tên là Dinh Độc Lập, biểu hiện cho một chính quyền của một quốc gia độc lập về mọi phương diện.
- Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Ông Ngô Đình Diệm cho tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý:
Truất phế Bảo Đại hay suy tôn Tổng Thống Ngô Đinh Diệm?
Kết quả: 5.721.735 phiếu yêu cầu truất phế Bảo Đại. Có 63.017 phiếu chống.
- Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống Ngô Đinh Diệm tuyên bố thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Một thể chế mới ra đời, nhưng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và quốc ca: Tiếng gọi công dân vẫn được duy trì.
- Ngày 15 tháng 3 năm 1956, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam quyết định cắt đứt mọi quan hệ với thực dân và phong kiến, thành lập một quốc gia độc lập tại Đông Nam Á và có mặt trong đại gia đình Thế Giới Tự Do.
- Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Hiến Pháp mới của Việt Nam Cộng Hòa được công bố.
II.- Giai đoạn hình thành Không Quân Việt Nam
- Vào khoảng tháng 6 năm 1951, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam được thành lập ( Major General des Forces Armees du Việt Nam - EMG/FAVN), cơ sở đặt tại đường Trần Hưng Đạo. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh được chỉ định làm Tổng Tham Mưu Trưởng (Chef d'EMG/FAVN).
- Văn Phòng Phụ Tá Không Quân cũng như Văn Phòng Phụ Tá Hải Quân đều nằm trong sơ đồ tổ chức của Bộ Tổng Tham Mưu.
- Để áp dụng bản tuyên bố chung, ký kết ngày 05.6.1948 tại Vịnh Hạ Long và để thi hành đúng theo tinh thần của Thỏa Ước Elysees ký tại Paris ngày 08 tháng 3 năm 1949 giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Cựu Hoàng Bảo Đại, và với Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp (Union Francaise) cho nên Quân Đội Viễn Chinh Pháp vẫn còn nắm quyền chỉ huy về mặt quân sự.
Ngoài Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh đã từng phục vụ trong Không Quân Pháp hồi Đệ Nhị Thế Chiến, còn có một số sĩ quan Việt Nam đang phục vụ trong Quân Đội Viễn Chinh Pháp, xin được chuyển qua phục vụ trong Quân Lực Việt Nam, trong số đó có Trung Tá Trần Văn Đôn được chỉ định giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Major General des FAVN) kiêm nhiệm Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội.
Và các sĩ quan Pháp có mặt trong các cơ quan đầu nảo của Quân Lực Việt Nam nên tiếng Pháp vẫn phải xử dụng trong các giao dịch.
Văn Phòng Phụ Tá Không Quân (Adjoint Air au Chef d'EMG/FAVN, cũng gọi là Departement Air) được đặt ở trên lầu Bộ Tổng Tham Mưu. Trung Tá Không Quân Pháp tên ROUZAUD được đề cử giữ chức vụ Phụ Tá Không Quân. Cạnh Trung Tá Rouzaud, có Thiếu Tá VARRY, sĩ quan tham mưu. Nhiệm vụ của Adjoint Air là thi hành chỉ thị của Thiếu Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng để xây dựng Quân Chủng Không Quân Việt Nam, thiết lập chương trình đào tạo, huấn luyện tuyển mộ, xây cất các cơ sở mới, tiếp thu doanh trại do Không Quân Pháp bàn giao. Đồng thời Phụ Tá Không Quân còn có nhiệm vụ liên lạc thường xuyên với Bộ Tư Lệnh Không Quân Pháp tại Viễn Đông (Commandement de l'Air en Extreme Orient - CAEO) để xin yểm trợ trong các công tác tuyển mộ, huấn luyện, du học tại các trường Không Quân tại Pháp, gởi các sĩ quan, hạ sĩ quan đến các đơn vị Pháp tập sự...
Nằm trong tổ chức của Bộ Tổng Tham Mưu từ khi thành lập vào tháng 6 năm 1951, nhưng phải chờ đến đầu năm năm 1952, Văn Phòng Phụ Tá Không Quân mới thật sự hoạt động. Các Phòng, Sở trực thuộc Departement Air đó hình thành, nằm ở dải nhờ dưới đất, phía sau lầu của Bộ Tổng Tham Mưu. Các Phòng, Sở nầy đều do sĩ quan Không Quân Pháp đảm trách. được biết như sau:
- Phòng Ngân Sách-Tài Chánh, tạm dịch chữ "Commissaire de l'Air" do Đại Úy X... phụ trách. Phóng nầy hoạt động thao kế hoạch viện trợ của Chính Phủ Pháp, do CAEO có bổn phận thông báo lịch trình gởi khóa sinh du học tai các trường Không Quân tại Pháp. Phòng Ngân Sách-Tài Chánh thông báo cho Phòng Huấn Luyện (Bureau Ecoles) mỗi đợt khóa sinh du học, để Phòng Huấn Luyện làm thủ tục lên đường, cũng tiếp đón khóa sinh mãn khóa hồi hương. Và là công tác chuyên môn nên ít ai để ý.
- Phòng Huấn Luyện hay là Phòng Du Học, tạm dịch chữ "Bureau Ecoles". Phòng Du Học có nhiệm vụ:
1-) Cổ động các sinh viên, học sinh, nhân viên dân chánh có đủ điều kiện dự thi tuyển chọn khóa sinh du học tại các trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn của Không Quân Pháp bằng cách:
A) Tổ chức các buổi nói chuyện tại các Trường Trung Học để giới thiệu các trường huấn luyện Không Quân tại Pháp. Cho biết các quyền lợi vật chất vá tinh thần khi du học và khi mãn khóa hồi hương, như lương bổng cao khi ở bên Pháp [Hồi thời đó, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, kinh tế Pháp suy sụp, đồng quan (Franc) mất giớ cho nên một đồng bạc Đông Dương (Piastre) đổi được 17 quan Pháp], được du lịch nước Pháp trong các kỳ lễ. Khi mãn khóa, có một nghề chuyên môn vững chắc;
B) Ra thông cáo tuyển mộ đăng trên các báo và phổ biến trên đài phát thanh.
2-) Tổ chức các kỳ thi tuyển mộ. Hướng dẫn các khóa sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập ngũ. Hẹn ngày lên đường. Tiếp đón các khóa sinh hồi hương. Lập danh sách trình lên cấp trên để lấy quyết định phân phối và chuyển đến Phỏng Nhân Viên làm lệnh thuyên chuyển, đề nghị thăng cấp, v.v.
Xin lưu : l- Không Quân Việt Nam đang trong thời kỳ mới thành lập nên các cơ sở chuyên môn chưa có. Và vậy mọi thủ tục nhập ngũ đều do Đơn Vị Quản Trị Địa Phương (Unit, Administrative Regionale - UAR) đảm trách. Khám sức khỏe, phương tiện chuyên chở khóa sinh du học đều phải nhờ Không Quân Pháp đảm trách.
Tại ân Khu II và III, cuộc tuyển mộ khóa sinh du học cũng được tổ chức. Kết quả được chuyển về Bộ TTM/Phụ Tá Không Quân để Phòng Huấn Luyện hoòn tất mọi thủ tục nhập ngũ và lên đường.
Như đã biết, ngày 15 tháng 7 năm 1951, Quốc Trưởng Bảo Đại đã ký Dụ thi hành tổng động viên. Kế đến, ngày 27 tháng 7 năm 1951, lệnh động viên đã ban hành, gọi thanh niên từ 20 tuổi đến 28 tuổi có bằng Cao Đẳng Tiểu Học trở lên phải trình diện nhập học Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức - Nam Định (Khóa I). Các thanh niên trong lứa tuổi nói trên thấy trước sau gì cũng phải "đi lính" nên xin đăng vào Không Quân để vừa được "đi Tây" khỏi tốn tiền còn học được một nghề chuyên môn vững chắc, càng ngày càng đông. (Không được biết tin Trưởng Phòng).
- Phòng Tuyển Mộ - Bureau Recrutement - có nhiệm vụ:
1-) Thạu nhận tân binh, không nghề, hướng dẫn làm thủ tục nhập ngũ, gởi đi huấn luyện quân sự tại các Trung Tâm Huấn Luyện Đia Phương (Quang Trung) và về sau, gởi ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang để được huấn luyện quân sự.
- Xong phần huấn luyện quân sự, các tân binh được phân phối đến các đơn vị vừa được thành lập để làm tạp dịch, phòng vệ, v.v.
- Việc tuyển mộ tân binh không nghề không gặp khó khăn và điều kiện tình nguyện nhập ngũ rất dễ dàng.
2-) Tuyển mộ các chuyên viên dân chính có nghề chuyên môn tính nguyện gia nhập Không Quân. Các chuyên viên nầy phải trình đầy đủ giấy tờ chứng minh đã hành nghề và cấp bằng, nếu có. Sĩ quan phụ trách tuyển mộ tiếp xúc, khảo sót sơ khởi, kiểm tra hồ sơ và trính kết quả lên cấp trên để duyệt xét và ấn định cấp bậc đồng hóa, từ hạ sĩ nhất đến thượng sĩ, tùy theo thâm niên phục vụ tại các hảng, xưởng dân sự và trình độ chuyên môn. Tuyển mộ theo phương thức nấy được nhiều thợ chuyên môn tính nguyện gia nhập Không Quân rất đông. Các thợ trúng tuyển mang cấp bực và hưởng những quyền lợi tương xứng, được thuyên chuyển đến các đơn vị xử dụng. Lần hồi sẽ được gởi đi huấn luyện quân sự.
- Phòng Nhân Viên (Bureau Personnel, do Đại Úy Le Francois làm Trưởng Phòng). Phòng Nhân Viên có nhiệm vụ:
1-) Thiết lập lệnh thuyên chuyển càc sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ, nữ quân nhân (về sau nầy năm 1953) đến các đơn vị Không Quân Việt Nam đã thành lập, hoặc biệt phái thặng số đến đơn vị Không Quân Pháp để tập sự.
2-) Thiết lập lệnh bổ nhiệm.
3-) Lập đề nghị thăng thưởng, hoặc lệnh phạt.
4-) Quản trị hồ sơ quân bạ;
5-) Báo cáo quân số, v.v.
- Sở Kỷ Thuật Không Quân (Services Techniques de l'Armee de l'Air - Chánh Sở là Thiếu tá Locret, thuộc Không Quân Pháp). Sở Kỷ Thuật có nhiệm vụ:
1-) Đón nhận các sĩ quan kỷ thuật, các hạ sĩ quan tốt nghiệp các Trung Tâm và Trường đào Tạo chuyên viên các ngành tại Pháp hồi hương.
2-) Lập danh sách phân phối đến đơn vị Không Quân Việt Nam và Pháp để thực tập và chuyển danh sách qua Phòng Nhân Viên để làm lệnh thuyên chuyển.
3-) Tiếp nhận các trang bị kỷ thuật máy móc, quân xa,...)
Ngoài các sĩ quan Không Quân Pháp giữ các chức vụ trưởng phòng, còn có Đại úy Lê Văn Châu, một kỷ sư Chánh Sở Kỷ Thuật Cứu Hỏa Đô Thành được trưng dụng với cấp bực đại úy đồng hóa (capitaine assimile).
Văn phòng Đại úy Lê Văn Châu được đặt cùng một dải như với các Phòng Ngân Sách-Tài Chánh, Phòng Huấn Luyện, Phòng Tuyển Mộ, Phòng Nhân Viên và Sở Kỷ Thuật. Có thể nói chức vụ của Đại úy Lê Văn Châu là sĩ quan phụ tá điều hành. Ngoài việc chỉ huy trực tiếp Phòng Tuyển Mộ và Phòng Nhân Viên, Đại úy Châu còn phối hợp với Phòng Huấn Luyện, Phòng Ngân Sách-Tài Chánh và Sở Kỷ Thuật trong hoạt động hàng ngày. Đại úy Lê Văn Châu nhận lệnh trực tiếp của Trung Tá Rouzaud, Phụ Tá Không Quân.
Ngay sau khi Pháp trao trả Dinh Toàn Quyền ở Đại Lộ Norodom cho chính phủ Nam Việt Nam, ngày 07 tháng 9 năm 1954, các cấp chỉ huy Pháp được lệnh bàn giao đơn vị, cơ sở cho cấp chỉ huy Việt Nam. Đến cuối năm 1955, không còn một quân nhân Pháp nào tại các đơn vị Hải-Lục-Không Quân Việt Nam, cũng như các cơ sở trung ương.
Trung Tá Rouzaud, Phụ Tá Không Quân, mãn nhiệm kỳ hồi hương cuối năm 1954. Đại Tá Không Quân Pháp SAGON (sĩ quan khu trục) được chỉ định thay thế Trung Tá Rouzaud.
Đầu tháng 7 năm 1955, Đại Tá Sagon chấm dứt nhiệm kỳ và chuẩn bị bàn giao cho sĩ quan Việt Nam. Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa liền chỉ định Đại Tá Nguyễn Khánh, sĩ quan thuộc binh chủng Nhảy Dù, thay thế Đại Tá Sagon ở chức vụ Phụ Tá Không Quân. Có thể nói Đại Tá Nguyễn Khánh là cấp chỉ huy đầu tiên của Không Quân Việt Nam. Đại Tá xin được bổ sung Trung Tá Trần Ngọc Tám (về sau lên cấp trung tướng) về giữ chức vụ phụ tá cho Đại tá Nguyễn Khánh.
Cuối năm 1955, Bộ Chỉ Huy Không Quân Pháp tại Viễn Đông (Commandement de l'Air en Extreme Orient - CAEO) được giải tán và được lệnh rút lui, cơ sở của CAEO bàn giao cho Không Quân Việt Nam. Cơ sở của CAEO nằm ở đường Testard, Sài Gòn (sau nầy là đường Trần Quý Cáp), nguyên là biệt thự của Ông Sửu Nhiều, đã bị trưng dụng khi Pháp trở lại Đông Dương hồi năm 1945.
Rồi một biến chuyển quan trọng đã xảy ra trong cấp lãnh đạo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:
Sau cuộc trưng cầu dân ý, tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và Thủ Tướng Ngô Đìnhnh Diệm được suy tọn làm tổng thống nước Việt Nam. Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống Ngô Đìnhnh Diệm tuyên bố thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa, một thể chế mới ra đời. Tháng 2 năm 1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ định Trung Tướng Lê Văn Tỵ (Tư Lệnh Đệ I Quân Khu vừa được vinh thăng trung tướng) thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh ở chức vụ tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tướng Trần Văn Đôn vẫn được giữ lại ở chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân kiêm Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội.
Riêng về Không Quân Việt Nam cũng có thay đổi ở cấp chỉ huy. Lệnh của Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống (lúc bấy giờ là Đại Tá Huỳnh Văn Cao) chỉ thị cho Văn Phòng Phụ Tá Không Quân gọi Trung úy Trần Văn Hổ,đang phục vụ tại Phi Đội Liên Lạc (Escadrille de Liaison Atrienne -ELA) ở Tân Sơn Nhứt về trình diện Đại Tá Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, với ngày sau khi Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh bị thay thế (tháng 2 năm 1956).
Sau khi trình diện xong Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, Trung úy Trần Văn Hổ trở về Văn Phòng Phụ Tá Không Quân với lệnh bổ nhiệm Trung Tá Trần Văn Hổ vào chức vụ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam thay thế Đại Tá Nguyễn Khánh, được chỉ định giữ nhiệm vụ khác. Ngoài lệnh bổ nhiệm, Trung úy Trần Văn Hổ còn nắm trọn tay mấy nghị định thăng cấp. Như vậy là Tham Mưu Biệt Bộ đó nhận chỉ thị của thượng cấp và đã liên lạc trước với Tổng Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng. Trung úy Trần Văn Hổ đã được thăng cấp đại úy thực thụ, thiếu tá tạm thời và trung tá giả định. Cuộc bàn giao xảy ra nhanh chóng.
Xin mở đấu ngoặc ở đây, là sau khi Trung Tướng Hinh bàn giao chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng cho Thiếu Tướng Lê Văn Tỵ xong thì Trung Tướng Hinh đã trở về với Không Quán Pháp với cấp bực cũ (trung tá?). Sau đó Tướng Hinh trở qua Pháp tiếp tục phục vụ trong Không Quân Pháp, lần hồi được vinh thăng đến cấp bậc trung tướng Không Quân Pháp, giữ chức vụ rất quan trọng là Tư Lệnh Lực Lượng Tấn Công của Pháp, dưới thời cố Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle (Commandant de la Force de Frappe Francaise). Hiện nay, tướng Hinh đã về hưu và sống tại Pháp.
Trường hợp Thiếu Tá Lê Văn Châu (đã được thăng cấp thiếu tá hồi năm 1954), có quốc tịch Pháp, xin từ chức để trở về với Không Quân Pháp, và hồi hương trong năm 1956.
Trung Tá Trần Văn Hổ vừa nhậm chức Tư Lệnh Không Quân Việt Nam thí các phòng sở của CAEO đã được sửa chữa, sơn phết lại sạch sẻ.
Trung Tá Trần Văn Hổ đặt Bộ Tham Mưu tại cơ sở mới. Các văn phòng cũng như nhân viên các cấp thuộc Văn Phòng Phụ Tá Không Quân tại Bộ Tổng Tham Mưu được dọn về theo.
Không được rõ tại sao lúc ban đầu lại đặt tên là Bộ Tham Mưu Không Quân. Có lẽ và lúc đó quân số Không Quân kông được cao, khoảng 2.500 người, các cơ sở, các đơn vị không có nhiều. Cho đến khi Bộ Tham Mưu Không Quân dọn về căn cứ Tân Sơn Nhứt đầu năm 1957 thí Không Quân Việt Nam tiếp thu trọn vẹn các căn cứ, đơn vị, trung tâm do Không Quân Pháp chuyển giao. Bộ Tham Mưu được đổi thành Bộ Tư Lệnh Không Quân. Trung Tá Trần Văn Hổ cũng được thăng Đại Tá. Khi Trung Tá Hổ về Bộ Tham Mưu Không Quân, Ông đã chọn Đại úy Lê Trung Trực (sau được thăng Thiếu Tá tạm thời) làm Tham Mưu Trưởng.
Các Phòng Hành Quân, Huấn Luyện, Truyền Tin đều có sĩ quan đảm trách. Phòng Nhân Viên được Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định Đại úy Đặng chuyển sang Không Quân để giữ chức vụ Trưởng Phòng Nhân Viên. Ty An Ninh Không ân vẫn còn biệt phái tại Nha An Ninh QuânĐội. Ngoài ra, còn có một Trung Đội Phòng Vệ, canh ác và bảo vệ Bộ Tham Mưu Không Quân do một trung sĩ nhất đảm trách. Chỉ có Phóng Tài Chánh là chưa thành hính. Lương bổng sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đều do Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu và đơn Vị Hành ánh đia Phương đảm trách
Sự hình thành Không Quân Việt Nam ở giai đoạn đầu đến đây là chấm dứt.
Bước sang năm 1957 là giai đoạn bành trướng Không Quân Việt Nam.
Qua các sự việc nêu trên, có thể nói:
- Đại Tá Nguyễn Khánh là vị sĩ quan Việt Nam đầu tiên chỉ huy Không Quân Việt Nam.
- Đại Tá Trần Văn Hổ là vị Tư Lệnh Không Quân đầu tiên của Không Quân Việt Nam.
III.- Sau hết, hỏi tại sao lấy ngày 01 tháng 7 làm Ngày Không Lực Việt Nam?
Đại Tá Nguyễn Khánh thay thế Đại Tá Sagon ở chức vụ Phụ Tá Không Quân đầu tháng 7 năm 1955. Trung áTrần Văn Hổ, Tư Lệnh Không Quân và Thiếu Tá Lê Trung Trực đã nhận định rõ sự kiện quan trọng nầy nên quyết định lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm làm Ngày Không Lực đánh dấu ngày "chào đời" của Không Quân Việt Nam.
Huỳnh Minh Quang
Sơ lược về sự thành lập các đơn vị Không Quân
Đầu năm 1964, các căn cứ Không Quân được tổ chức thành các Không Đoàn, được phân phối theo thứ tự sau: KĐ 41CT thuộc Vùng I, KĐ 62 CT thuộc vùng II,
KĐ 23CT thuộc vùng III, KĐ 33CT tại Tân Sơn Nhất, KĐ 74 CT thuộc vùng IV.
Sau đó vào năm 1970, sự bành trướng của Không Lực VNCH , các Không Đoàn Chiến Thuật được lần lượt trở thành các Sư Đoàn Không Quân.
Không đoàn 41 Chiến Thuật:
Được thành lập đầu tiên vào tháng Giêng năm 1964.
Tư Lệnh KĐ đầu tiên: Thiếu tá Phạm Long Sửu
Sư Đoàn 1 KQ được thành lập vào tháng 9, tại Đà Nẵng.
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn Đức Khánh
Sư Đoàn 1 gồm 3 không đoàn chiến thuật:
1. Không đoàn 41 CT gồm các phi đoàn:
2 phi đoàn quan sát:
Phi đoàn 110 với phi cơ O-1, O-2, U-17
Phi đoàn 120 với phi cơ O-1, U-17
1 phi đoàn vận tải 427 với phi cơ C7
1 biệt đội 718 với phi cơ EC-47D
1 biệt đội 821 với phi cơ AC-119K
2. Không đoàn 51 CT gồm có:
5 phi đoàn trực thăng :213,233,239,253,257 với phi cơ UH-1H,
1 phi đoàn trực thăng :247 với phi cơ CH-47A
3. Kh�ng Đoàn 61 CT: KĐ trưởng đầu tiên: Trung Tá Thái Đệ, gồm có:
3 phi đoàn phản lực: A 37:
- Phi đoàn 516 (Phi Hổ):
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại Úy Phạm Long Sửu
Phi đoàn 516 được thành lập vào năm 1962 tại Nha Trang, trang bị với phi cơ T28-D, di chuyển ra Đà Nẵng vào năm 1964 và được trang bị bằng phi cơ A 1-H Skyraider. Trong năm 1968, tất cả nhân viên phi hành đoàn đã sang Hoa Kỳ để huấn luyện phản lực cơ A37.
- Phi đoàn 528 (Hổ Cáp): PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu tá Cao Văn Khuyến.
- Phi đoàn 528 được thành lập vào năm 1970 với phản lực cơ A37
- Phi đoàn 550 (Nhện Đen): PĐ trưởng đầu tiên : Thiếu Tá Lê Trai.
- Phi Đoàn 550 được thành lập cuối năm 1972 với phản lực cơ A37
- 1 Phi đoàn phản lực F 5:
- Phi đoàn 538 (Hồng Tiễn) : PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu tá Phạm Đình Anh.
PĐ 538 dược thành lập cuối 1972 với phản lực cơ F-5A , F-5B
Không Đoàn 62 Chiến Thuật:
Được thành lập vào Tháng Ba năm 1964 tại Pleiku , sau đó dời về Nha Trang vào Tháng Giêng năm 1965.
Tư Lệnh KĐ đầu tiên: Trung Tá Trần Văn Minh
Sư Đoàn 2 KQ được thành lập vào Tháng 7 năm 1970 tại Nha Trang
SĐ Trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn Văn Lượng. SĐ gồm các KĐCT sau đây:
1. Không Đoàn 62 CT tại Nha Trang, gồm các phi đoàn:
- 1 phi đoàn quan sát: 114 với phi cơ O-1, U-17
- 2 phi đoàn trực thăng: 215,219 với phi cơ UH-1
- 1 phi đội trực thăng tải thương 259C với phi cơ UH-1
- 1 biệt đội vận tải 821 với phi cơ AC-119K
- 1 phi đoàn vận tải 817 với phi cơ AC-47D
2. Không Đoàn 92 CT tại Phan Rang và được thành lập vào giữa năm 1972
KĐ trưởng đầu ti�ê: Trung Tá Lê Văn Thảo.
Gồm có 3 phi đoàn phản lực A37 và 1 phi đội trực thăng tải thương.
- Phi đoàn 524 (Thiên Lôi) , PĐ Trưởng đầu tiên: Đại Úy Nguyễn Quang Ninh
Phi Đoàn 524 được thành lập vào năm 1965 tai Nha Trang và được trang bị
- A1-H Skyraider.
Đến 1968, phi đoàn 524 trở thành phi đoàn đầu tiên tiếp nhận phản lực cơ A37.
(Tiền thân của Phi đoàn 524 là một biệt đội của Phi đoàn 516 tại Đà nẵng, do Đại Úy Nguyễn quang Ninh làm đội trưởng, đầu tiên tại căn cứ 92 - Pleiku, sau dời về Nha Trang nhưng vẫn lãnh trách nhiệm bao vùng II Chiến thuật, từ phía Nam Quảng Ngãi đến tận phía Nam Phan Thiết (Bình thuận)) Cho đến cuối năm 1965 Phi đoàn 524 mới được thành lập với thành phần nồng cốt là những Hoa tiêu của biệt đội 516 . Phi đoàn 524 lần lượt được chỉ huy bởi Đại �Ú Nguyễn Quang Ninh, Đại Úy Đặng duy Lạc, Đại Úy Phạm văn Phạm, Thiếu tá Bùi gia Định và vị chỉ huy trưởng sau cùng là Trung tá Sử ngọc Cả.)
Thiếu Tá Sử Ngọc Cả và phi đoàn di chuyển từ Nha Trang vào Phan Rang 1973.
- Phi đoàn 534 (Kim Ngưu), PĐ trưởng đầu ti�ê: Thiếu Tá Nguyễn Văn Thi.
PĐ 534 được thành lập giữa năm 1972.
- Phi đoàn 548 (Ó Đen) , PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Trần Mạnh Khôi;
Phi Đoàn 548 được thành lập cuối năm 1972
-1 phi đội trực thăng tải thương 259D với phi cơ UH-1
Không Đoàn 23 Chiến Thuật:
Được thành lập tháng 6 năm 1964 tại Biên Hoà.
Tư Lệnh KĐ đầu tiên: Trung Tá Phạm Long Sửu
Sư đoàn 3 KQ được thành lập tháng 5 năm 1970 tại Biên Hoà.
SĐ trưởng đầu tiên: Đại Tá Huỳnh Bá Tính
Gồm các không đoàn chiến thuật sau đây:
- Không Đoàn 23 CT được Huấn Luyện Khu Trục vào thời điểm 1960-1969.
- Không Đoàn gồm các phi đoàn: 2 phi đoàn quan sát
- Phi đoàn 112 với phi cơ O-1, U17
- Phi đoàn 124 với phi cơ O-1, U17
- 2 phi đoàn khu trục Skyraider:
- Đệ nhất Phi Đoàn Khu Trục được thành lập năm 1956.
Chỉ huy trưởng đầu tiên : Đại Úy Huỳnh Hữu Hiền
ÚSau nay đổi lại là Phi Đoàn 1 Khu Trục ( Đại Úy Lưu Văn Đức chỉ huy) . Vào 1960, đã đổi tên thành Phi Đoàn 514 (Phượng Hoàng) khi phi cơ Bearcat F-8F được thay thế bằng phi cơ A1-H và do Đại Úy Nguyễn Quang Tri chỉ huy.
- Phi đoàn 518 (Phi Long)
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Thiếu tá Phạm Phú Quốc
Phi đoàn thành lập đầu năm 1964
2. Không Đoàn 43 CT gồm 5 phi đoàn trực thăng UH-1:� 221, 223, 231, 245, 251,
1 phi đoàn Chinook CH-47A: 237;
1 phi đội trực thăng tải thương UH-1: 259E
3- Không Đoàn 63 CT gồm 5 phi đoàn phản lực F-5
- Phi đoàn 522 (Thần Ưng) đệ nhất phi đoàn phản lực F-5
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại Úy Nguyễn Quốc Hưng
Thành lập tháng 6 năm 1967, gồm các phi cơ F-5A, F-5B, RF-5A
Ghi chú: Phi Đoàn 522 khu trục Skyraider được thành lập năm 1964 tại Tân Sơn Nhất, trực thuộc Biệt đoàn 83 , Đại Úy Nguyễn Văn Tường là Chỉ huy trưởng đầu tiên. Sau đó một số hoa tiêu của phi đoàn nầy được gửi đi học phản lực cơ F5, một số khác thuyên chuyển về các Phi đoàn: 514, 516, 518, 520.
- Phi Đoàn 536 (Thiên Ưng)
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Đàm Thượng Vũ
Thành lập cuối 1972, gồm phản lực cơ F-5A, F-5B, F-5E
- Phi Đo�n 540 (Hắc Ưng)
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu tá Nguyễn Tiến Thịnh
Thành lập cuối năm 1972, gồm phản lực cơ F-5
- Phi đoàn 542 (Kim Ưng)
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Trịnh Bửu Quang
Thành lập cuối năm 1972, gồm phản lực cơ F-5
- Phi đo�n 544 (Hải Ưng)
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Nguyễn Văn Tường
Thành lập cuối năm 1972, gồm phản lực cơ F-5
Không Đoàn 74 Chiến Thuật:
Được thành lập tháng 4 năm 1964 tại Cần Thơ , sau di chuyển về Bình Thủy 1965.
Tư lệnh Không Đoàn đầu tiên: Trung Tá Huỳnh Bá Tính
Sư Đoàn 4 KQ được thành lập tháng 3 năm 1970 tại Bình Thủy.
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn Huy Anh
Sư Đoàn gồm các Không Đoàn CT sau đây:
1. Không Đoàn 64 CT tại Cần Thơ; gồm các phi đoàn:
1 phi đoàn trực thăng Chinook 249, CH-74A
2 phi đo�n trực thăng 217.255 ,UH-1:
1 phi đội tải thương trực thăng 259H, UH-1H
2. Không đoàn 74 CT tại Bình Thủy, gồm các phi đoàn:
2 phi đoàn quan sát 1146, 122 với phi cơ O-1, U-17
3 phi đoàn phản lực A37
- Phi đoàn 520 (Thần Báo) thành lập năm 1964 tại Biên Hoà
Chỉ Huy Trưởng đầu tiên: Đại Úy Nguyễn Ngọc Biện
Phi đoàn lúc đầu tiên tiếp nhận tất cả các hoa tiêu khu trục mới về nước. Trong khi chờ đợi để huấn luyện A 1 Skyraider với 34 Tactical Wing (Hoa Kỳ) với Phi Đoàn VA 152 của Hải quân Hoa Kỳ tại Biên Hoà, các người phi công trẻ tuổi tạm thời bay quen tay với phi cơ T28. Phi đoàn 520 đã di chuyển về Bình Thủy giữa năm 1965 với phi cơ A 1 Skyraider và đã trở thành phi đoàn phản lực A37 thứ ba của KLVNCH năm 1968.
- Phi đoàn 526 (Sa Tăng) được thành lập 1971 tại Bình Thủy.
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hải
- Phi đoàn 546 (Thiên Sứ) được thành lập cuối năm 1972 tại Bình Thủy
Phi đoàn trưởng đầu tiên:Thiếu tá Lê Mộng Hoan
3- Không đoàn 84 CT tại Bình Thủy gồm :
3 phi đoàn trực thăng 211,225,227 :UH-1
Ghi chú: Không đoàn 84 được chánh thức thành lập tại Sóc Trăng, và sau nầy di chuyển về Bình Thủy.
Không đoàn 33 ChiếnThuật:
Được thành lập tháng Giêng năm 1964 tại Tân Sơn Nhất
Tư lệnh KĐ đầu tiên:
Sư Đoàn 5 KQ được thành lập tháng Giêng năm 1971 tại Tân Sơn Nhất
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại Tá Phan Phụng Tiên.
Gồm các Không Đoàn Chiến Thuật:
1. Không Đoàn 33 CT tại Tân Sơn Nhất gồm các phi đoàn VIP và tải thương:
- Phi Đoàn 314 với phi cơ VC-47B, U-17
- Phi đoàn 716 với phi cơ RC-47D , EC-47D, U-6A
- Phi đoàn 718 với phi cơ� EC-47D
- Phi đoàn 429 với phi cơ C-7A
- Phi đoàn 430 với phi cơ C-7A
2.Không Đoàn53CT tại TânSơnNhất,gồm2 PDGunship,và các PD vận tải:
- Phi đoàn 819 với phi cơ AC-119G
- Phi đoàn 820 với phi cơ AC-119K
- Phi đoàn 435 với phi cơ C-130A
- Phi đoàn 436 với phi cơ C-130A
Không Đoàn 72 Chiến Thuật:
Được thành lập năm 1970 tại Pleiku
Tư lệnh KĐ đầu tiên: Trung Tá Nguyễn Văn Bé
Sư Đoàn 6 KQ được thành lập tháng 6 năm 1972 tại Pleiku
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên:Đại Tá Phạm Ngọc Sang,
Gồm 2 Không Đoàn Chiến Thuật:
1. Không Đoàn 72 CT tại Pleiku gồm các phi đoàn:
- 1 phi đoàn quan sát 118 với các loại phi cơ: O-1, O-2, và U-17.
- 1 phi đoàn khu trục A1 Skyraider 530 (Thái Dương),thánh lập năm 1970
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Lê Định.
- 2 phi đo�n trực thăng 259,235: UH-1H
- 2 phi đội trực thăng tải thương 259B,259G: UH-1H
2. Không Đoàn 82 CT tại Phù Cát
KĐ Trưởng đầu tiên:Trung Tá Nguyễn văn Trương
Gồm các phi đo�n:
- Phi Đoàn 532 (Gấu Đen) phản lực cơ A37 thành lập năm 1971
- Phi Đòan Trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Lê Trai
- Phi Đoàn 243 trực thăng 243 : UH-1H
- Phi Đoàn 241 trực thăng Chinook CH-47A
- Phi đội 259A trực thăng tải thương UH-1H
Các Căn Cứ Không Quân:
Không Quân Việt Nam cũng đã tiếp nhận 3 căn cứ của Hoa Kỳ giao lại:
1-Căn cứ 84 Chiến Thuật (Sóc Trăng): Chỉ huy trưởng căn cứ: (?)
Căn cứ 84 trực thuộc Không Đoàn 74 CT , sau nầy trở thành Không Đoàn84 CT và thuyên chuyển về Bình Thủy.
2-Căn cứ 60 Chiến Thuật (Phù Cát):Chỉ huy trưởng đầu tiên: Trung tá Nguyễn Hồng Tuyền,
Căn cứ 60 trực thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân và đã được sát nhập vào Sư Đoàn 6 Không Quân khi Sư Đoàn nầy được thành lập năm 1974.
3-Căn cứ 20 Chiến Thuật (Phan Rang): Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn đình Giao,
trực thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân và sau nầy Căn cứ 20 thuộc quân số của Sư Đoàn 6 Không Quân khi SĐ6 di tản từ Pleiku về đồn trú tại Phan Rang vào trung tuần tháng Ba năm 1975.
4-Căn cứ 40 Chiến Thuật (Cần Thơ): Chỉ huy trưởng đầu tiên:Đại tá Nguyễn văn Bé,
Căn cứ 40 trực thuộc Sư đoàn 4 KQ.
Các đơn vị Đặc Biệt:
1-Phi đội B 57 Canberra
Vào đầu năm 1966 KQVN, một phi đội oanh tạc cơ B57 Canberra được thành lập do Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Biện chỉ huy, phi đội nầy cũng chỉ bay được khoảng 9 tháng thì giải tán . các phi cơ B57 được thay thế bởi phản lực cơ F-5 và A37. Một số các phi công đã được huấn luyện các loại phản lực như F-5 và A-37. Vào năm 1968, phi đoàn 524 Thiên Lôi, l phi đoòn đầu tiên được chuyển ngành sang phản lực khu trục A-37.
Vào tháng giêng 1968 (trước Tết Mậu Thân 2 tuần lễ) 12 hoa tiêu của PĐ 524 đã dự khóa huấn luyện A-37 tại Hoa Kỳ sau đó lần lượt tất cả hoa tiêu của phi đoòn đều được huấn luyện bay
A-37, đến tháng 10, 1968 công tác huấn luyện hoòn tất, phi đoàn 524 trở vế Vn nhưng lúc nầy phi đoàn chưa nhận được khu ttrục cơ A-37, cho đến vài tháng sau, đợt phi cơ A-37 đầu tiên viện trợ cho VN được chở từ Mỹ về Biên Hòa và hoa tiêu của phi đoàn 524 đã tiếp nhận phi cơ và bay về Nha Trang.
2- Biệt đoàn 83 (83rd Special Operation Group)
Khởi đầu là những phi vụ bay ra Bắc để thả các chiến sĩ Biệt Kich trong chiến dịch Cờ Trắng của Liên Phi Đoàn Vận Tải cơ căn cứ tại Tân Sơn Nhất. (các phi cũng như Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, Trung úy Lưu Kim Cương, Trung úy Phan Thanh Vân, Trung úy Nguyễn Ngọc Khoa đã thi hành nhiều phi vụ Cờ Trắng ).Một số phi công khu trục như Trung úy Phạm Phú Quốc, Thiếu úy Nguyễn Huy Bích, Kích vơi phi cơ A1-H , cần những sự chính xác về ánh lúc tờ mờ sáng để bay tập những phi vụ nầy để sẵn sàng thi hành những phi vụ cảm tử trong tương lai nhưng chương trình nầy đã bị hủy bỏ .
(Các phi vụ truy kích là để tấn công bất ngờ, hợp đoàn có thể nói lo bay sát ngọn cây để tránh tầm nhìn của địch và cũng vì phải bay sát ngọn cây nên tầm nhìn của hoa tiêu bị hạn chế và khi sắp tới mục tiêu kéo phi cơ lên đang cao độ thà nhào xuống tấn công liền chớ không bay lượn vòng như các phi vụ thường cho nên yếu tố thời gian cũng như hướng giờ rất quan trọng để lập phi tránh. Chỉ có cấp Phi tuần trưởng mới được phép dẫn hợp đoòn thực hiện phi vụ truy kíck).
Biệt đoàn 83 đã được thành lập chính thức năm 1964 (?) tại Tân Sơn Nhất gồm có một số phi cơ C-47, một biệt đội trực thăng gồm 4 phi cơ , một phi đội trắc giặc với phi cơ L20, và phi đoàn khu trục 522 vơi phi cơ A1 Skyraider.
Những phi cơ dùng để bay ra Bắc (C47, H-34, L20,� A1) không sơn cờ hoặc dấu hiệu nào hết.Vào năm 1966, Phi đoàn 522 được gửi đi huấn luyện phản lực cơ F-5, lúc đó Biệt đoàn 83chỉ cần 8 phi cơ A1 và 16 phi cũng để bảo vệ thủ đô và thi hành những phi vụ đặc biệt ngoài Bắc.
Biệt đoàn 83 không thuộc không đoàn nào mà trực thuộc Tư Lệnh Không Quân , dưới
quyền chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Trưởng Phòng Hành quân là Thiếu tá Lưu Kim Cương , và khi Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh KĐ74CT thì Đại Úy Nguyễn Ngọc Khoa thay thế.
Vào đầu năm 1968, Biệt đoàn 83 bị giải tán. do lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Ông sợ bị đảo chánh. Số phi cơ A1 và một số các phi công đó thuyên chuyển ra Phi đoàn 516 ở Đà Nẵng.
Còn biệt đội trực thăng sau đó trở thành Phi đoàn 219 trực thuộc Không Đoàn 41CT và làm việc thẳng với Phòng 7/BTTM. Sau nầy Phi đoàn 219 đã thuyên chuyển về Không đoàn 62 tại Nha Trang năm 1973 .
Phi vụ Bắc Phạt:
Vào đầu Tháng Hai 1965, KQVN đã chính thức Bắc phạt. Phi vụ đầu tiên oanh kích Vĩnh Linh do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ hướng dẫn. Suốt hơn 3 tháng, KQVN đã cả cả trăm phi xuất oanh kích các vùng Đồng Hới , Vĩnh Linh.
Trung Tá Phạm Phú Quốc hướng dẫn 6 phi cơ A1-H trong phi vụ tuần thám (đầu tiên) Tháng Tư 1965, đã hy sinh tại phía nam Hà Tĩnh khoảng độ 10 cs. Phi hành đoàn trong phi vụ đặc biệt nầy
Phi tuần truy k�ch
1. Trung tá Phạm Ph� Quốc
2. Thiếu Úy Nguyễn Đức Chương
3. Đại Úy Đặng Th�nh Danh
4. Thiếu Úy Trịnh Bửu Quang
Phi tuần hộ tống
1. Đại Úy Chế Văn Nghĩa
2. Thiếu Úy Trần Mạnh Khôi
Phi vụ nầy cũng đã chấm dứt chương trình Bắc phạt, ngoại trừ phi đội A1 Skyraider của Biệt đoàn 83 vẫn thi hành những phi vụ đặc biệt khác ở ngoài Bắc Việt cũng như tại phía bắc của nước Lào. Trong hơn ba tháng Bắc phạt, 6 phi công đã đền nợ nước:
1. Trung Tá Phạm Ph� Quốc (Hà Tĩnh)
2. Đại úy Nguyễn Hữu Chẩn (Đồng Hới)
3. Trung Úy Vũ Khắc Huề (Đồng Hới)
4. Thiếu Úy Nguyễn Thế Tế (Đồng Hới)
5. Thiếu Úy Nguyễn Sơn (Đà Nẵng)
6. Thiếu Úy Mai Nguyễn Hưng (Bờ Rô, Phước Long)
Ngoài ra, các phi công đã bị trúng phòng không địch và nhảy dù:
1. Thiếu Úy Nguyễn Quốc Đạt bị địch bắt và cầm tù ngoài Bắc cho đến năm 1972.
2. Thiếu Tá Dương Thiệu Hùng nhảy dù tại Mỹ Khê, Đà Nẵng.
Phi cơ được gia tăng tối đa , địch quân đã dùng hoả tiễn tầm nhiệt SA7, đại bác 37ly, và đại bác 57 ly có hệ thống radar hướng dẫn chống lại các phi cơ của ta. Nhưng và nhu cầu chiến trường, vào đầu tháng Tư 1975, bốn phi cơ Skyraider của SĐ 3KQ do Thiếu tá Lê Thuận Lợi chỉ huy , đã bay ra Phan Rang để yểm trợ chiến trường vùng nầy và một phi cơ A1 đã bị phòng không địch bắn hạ vào sáng 16 tháng Tư 1975 khi Cộng Quân tấn công vào thành phố Phan Rang, và phi công Thiếu tá Trần Sĩ Công đã đền nợ nước. Và chiếc Skyraider sau cùng hy sinh trong chiến cuộc Việt Nam của Thiếu Tá Trương Phong đã trúng đạn của Việt cộng trong sáng ngày 30-4-1975 trên vòng trời Sàigòn.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Binh Chủng Không Quân
QLVNCH muôn năm
Trả lờiXóaTổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm