Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Thông báo khẩn về vụ tuyệt thực của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải - Bloger Điếu Cày


 
Anh Nguyễn Văn Hải - Blogger Điếu Cày đã tuyệt thực đến ngày thứ 33, không có động thái gì tích cực từ phía Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An và Ban Giám thị Trại giam số 6 Thanh Chương (Nghệ An) cho thấy họ có ý định đáp ứng đơn thư tố cáo của anh.

Hôm nay 10 Tổ chức Quốc tế đã đồng loạt lên tiếng về tình trạng nguy kịch của blogger Điếu Cày, tự do cho Điếu Cày, đó là thông điệp đã được cả thế giới gửi đi .... "Tự do cho Điếu Cày - Tự do cho bạn, cho tôi. Tự do cho Chúng Ta: Blogger Điếu Cày tuyệt thực đến ngày thứ 33, lẽ nào chúng ta im lặng ngồi chờ đợi? Sẽ như thế nào nếu có nhiều người biết Điếu Cày là ai? Chắc chắn là nhiều người sẽ không chấp nhận sự chờ đợi vô vọng như hiện nay, bởi tự do của Điếu Cày chính là tự do của bạn, của tôi. Tự do của chúng ta"
 

Những người đã một thời đi bảo quốc an dân : Huyền sử Biệt Ðội Thiên Nga QLVNCH

 photo td.jpg

Biệt Ðội Thiên Nga ra đời trong những năm cao điểm của cuộc chiến tranh bảo quốc của quân dân Miền Nam đối với bọn xâm lược Cộng Sản phương Bắc. Sau năm 1954, nền Ðệ Nhất Cộng Hòa đã được hình thành ở miền Nam Việt Nam, do đó lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia cũng được củng cố lại để lo an ninh quốc gia và bảo vệ mọi tầng lớp dân chúng. Thành phần nữ nhân viên trong lực lượng Cảnh Sát vẫn còn được sử dụng hạn chế trong các phần vụ như: văn phòng hành chánh, kiểm soát tài nguyên, cảnh sát an ninh phi cảng, hải cảng, cảnh sát ngoại kiều, tiếp tân, trại giam, giáo dục v.v... Những nữ nhân viên này dược tuyển dụng tùy theo nhu cầu công tác, theo từng giai đoạn, chớ chưa có một trường lớp chánh qui nào, v.v.


Mãi cho đến cuối năm 1965, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mới mở một Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, nhận thi tuyển cả nam và nữ sinh viên sĩ quan Cảnh Sát. Ðiều kiện tối thiểu về trình độ học vấn là có bằng cấp Tú Tài I trở lên. Sau khi tốt nghiệp, các nữ sĩ quan Cảnh Sát được phân phối về Tổng Nha Cảnh Sát, Khối Ðặc Biệt và một số ít được phân phối về các Nha, Tỉnh thuộc bốn vùng chiến thuật của miền Nam Việt Nam.

Những người đã một thời đi bảo quốc an dân : Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH

 photo caring.jpg


Sau Hiệp Định Geneva, ngày 1 tháng 5 năm 1955, Liên Đoàn ND đầu tiên của QLVNCH được thành lập gồm có TĐ1ND, TĐ3ND, TĐ5ND và TĐ6ND.  Riêng TĐ4ND được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1952 tại Đà Nẵng, nhưng sau vị thiệt hại nặng trong một cuộc hàng quân tại Lào nên giải tán vào cuối năm 1952.
Trong thời gian thành lập các TĐ1ND, TĐ3ND, TĐ5ND, TĐ6ND từ năm 1951 đến 1954, các Tiễu Đoàn Trưởng đều là người Pháp, mặc dầu trong mỗi TĐ thì trung bình có khoảng ¾ là người Việt, phần lớn các cấp chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ.  Trong các TĐ cũng có nhiều Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan người Việt, nhưng chỉ được bổ nhiệm các chức vụ Tiểu Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng và cao nhất là Đại Đội Trưởng.  Chỉ từ đầu năm 1955 tât cả các cấp chỉ huy mới hoàn toàn là người Việt.   Thời gian đầu, mỗi TĐ gồm có 3 đại đội, sau được tăng lên thành 4 đại đội.  Ngoài 4 TĐND còn có Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, TĐ Yểm Trợ, Đại Đội Công Binh và Đại Đội Pháo Binh.
Với sự thành lập TĐ8ND và  tái thành lập TĐ7ND, ngày 1 tháng 12 năm 1959, Liên Đoàn ND trở thành Lữ Đoàn ND.  Đây là Lữ Đoàn ND đầu tiên của QLVNCH.
Lữ Đoàn 2 ND được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1965.  TĐ9ND được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1965.  Cũng trong năm 1965, Đại Đội Pháo Binh trở thành TĐ1 Pháo Binh.
Ngày 1 tháng 12 năm 1965, Sư Đoàn ND đựoc thành lập.  Đến năm 1967, SĐND được tăng cường thêm TĐ11ND, thành lập ngày 11/12/1967.  Quân Y được thành lập cấp Tiểu Đoàn ngày 1/6/1968, Tiểu Đoàn Yểm Trợ ra đời ngày 1/11/1968. TĐ2 Pháo Binh thành lập ngày 1/12/1968 và T Đ 3 Pháo Binh thành lập đấu năm 1969.  Đầu năm 1970, các đơn vị Công Binh và Truyền Tin được thành lập cấp Tiểu Đoàn.

Như vậy tính đến đầu năm 1970, cơ cấu Sư Đoàn ND bao gồm:

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Binh Chủng Không Quân ( Giai đoạn hình thành )

 photo laxanhmattroi-danlambao.jpg      
I.- Thời điểm lịch sử
- Ngày 09 tháng 9 năm 1947, một Phái đoàn Quốc Gia, gồm có 24 nhân vật thuộc nhiều thành phần quốc gia yêu nước, đến Hương Cảng (Hongkong) trình Thỉnh Nguyện Thư lên Cựu Ho àng Bảo Đại để mời Cựu Ho àng về nước chấp chánh và mở cuộc đàm phán với Chính Phủ Pháp hầu tái lập hòa bình ở Việt Nam và thực hiện nền độc lập cho đất nước.
- Ngày 10 tháng 9 năm 1947, Cao Ủy Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương là Ông Emile BOLLAERT (đi nhậm chức hồi 05.02.1947) đọc một bài diễn văn quan trọng tại Hạ Long, theo đó Ông tuyên bố sẵn sàng điều đình với mọi gia đình chịnh trị và trí tuệ tại Việt Nam.
- Ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1947, Cao Ủy Bollaert gặp Cựu Hoàng Bảo Đại tại Vịnh Hạ Long, mở đầu mối giây liên lạc.
- Ngày 26 tháng 3 năm 1948, tại Hương Cảng, Cựu Hoàng Bảo Đại kêu gọi các đoàn thể chịnh trị và tôn giáo thành lập chính phủ trung ương lâm thời để thảo luận với Pháp một thỏa ước và thống nhất đất nước.
- Ngày 21 tháng 5 năm 1948, tân Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam.
- Ngày 02 tháng 6 năm 1948, Chính Phủ Nguyễn Văn Xuân công bố Quốc Ca Việt Nam là bài "Tiếng Gọi Công Dân" và quốc kỳ là nền vàng ba sọc đỏ.

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

 
   HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA
haiquan.jpg
     Những nhà nghiên-cứu hải-sử có mặt tại khúc-quanh lịch-sử Việt-Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975, đều thừa nhận mặc dù đột-ngột tan hàng, song Hải-quân VNCH đã thực hiện trọn vẹn sứ mạng của Tổ Quốc Việt Nam giao phó bảo vệ tự do cho dân tộc trong suốt quá trình ngăn chận làn sóng đỏ do Đảng Cộng sản VN phát động thành một cuộc chiến nghiệt ngã huynh đệ tương tàn. Suốt quá trình 23 năm bảo vệ nước, căn-cứ vào những mốc thời gian quan-trọng thì thành-quả đạt được của quân-chủng có trhể chia làm 3 giai-đoạn; đặc-biệt chú-trọng đến sự lớn mạnh của Giang-lực và Duyên-lực:
       
· Giai-đoạn khó-khăn hình-thành.
        · Giai-đoạn chậm-chạp phát-triển.
        · Giai-đoạn nhanh-chóng bành-trướng.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Luật sư Dương Hà gặp thân mật phu nhân cố Trung tướng Ngô Quang Trưởng

Nguồn tin thân cận cho biết, theo như chương trình chuẩn bị từ lâu, ngày Thứ Năm, mùng 4 tháng 7, 2013, lúc 11 giờ sáng, phu nhân cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã đón Luật Sư Dương Hà đi dùng cơm trưa, và hàn huyên. Được biết phu nhân cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam trong Tự Lực Văn Đoàn và Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà là con dâu của nhà thơ Huy Cận,
Cali Today News - Thân nhân đầu tiên luật sư Nguyễn Thị Dương Hà gặp tại thủ đô Washington D.C. Hoa Kỳ là phu nhân cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.
Nguồn tin thân cận cho biết, theo như chương trình chuẩn bị từ lâu, ngày Thứ Năm, mùng 4 tháng 7, 2013, lúc 11 giờ sáng, phu nhân cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã đón Luật Sư Dương Hà đi dùng cơm trưa, và hàn huyên. Được biết phu nhân cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam trong Tự Lực Văn Đoàn và Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà là con dâu của nhà thơ Huy Cận, một cộng tác viên thân cận của Tự Lực Văn Đoàn.
LS Nguyễn Thị Dương Hà (bên trái) và phu nhân cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
(chụp trưa ngày mùng 4 tháng 7, 2013)
 
Ngoài ra, chồng luật sư Dương Hà, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng là cháu gọi nhà thơ Xuân Diệu là cậu ruột (anh ruột của mẹ). Đồng thời nhà thơ Xuân Diệu cũng là người nuôi dưỡng Tiến sĩ Hà Vũ từ nhỏ, nên có thể coi ông như người cha ruột thứ hai của TS Hà Vũ.
 
Trong một bài của Bác sĩ Nguyễn Tường Giang, thứ nam của nhà văn Thạch Lam, kể lại lần thăm Huy Cận vào tháng 12/1994 tại căn  nhà 24 Điện Biên Phủ thì Huy Cận đã nói trong niềm hối tiếc là  nếu lúc đó còn thời gian để TLVĐ thu nhận thành viên thứ 8 thì không ai khác hơn là ông. Điều ông nói không sai. Bởi vì giữa Huy Cận và Nhất Linh, người chủ soái của TLVĐ, có mối liên hệ thơ văn rất thân tình. 
 
Cũng trong bài báo đó, BS Tường Giang có kể cho Huy Cận biết hai chuyện. Thứ nhất là khi có người hỏi ông Nhất Linh thích thi sĩ nào nhất thì ông Nhất Linh chỉ trả lời gián tiếp: "Trong lòng tôi đã có Huy Cận rồi!"
 
Chuyện thứ hai là ông Nhất Linh rất thích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận và ông đã lấy một câu của bài thơ để ghi trong trang đầu cuốn Xóm Cầu Mới của ông, đó là câu, "Bèo giạt về đâu hàng nối hàng."
 
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
 
Bà luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Photo courtesy: Bauxitvn
 
Huy Cận nghe ngậm ngùi trong yên lặng.
 
Tình cảm sâu đậm của Huy Cận với Nhất Linh được thể hiện qua việc sau 1975, sang Pháp, ông đi tìm hỏi thăm tin tức của người con trai thứ của ông Nhất Linh là anh Nguyễn Tường Triệu. Lý do là anh Nguyễn Tường Triệu được ông Nhất Linh cho làm con nuôi ông Khái Hưng và trong suốt mấy năm ra báo Phong Hóa và Ngày Nay, anh Tường Triệu được sống cùng ông bà Khái Hưng trong tòa soạn của hai tờ báo này ở số 80 Quan Thánh, Hà Nội, và vì thế có dịp được nhiều văn nghệ sĩ liên quan tới hai tờ báo đó quí mến, trong đó có Huy Cận. 
 
Sau lần BS Tường Giang thăm ông Huy Cận thì hai anh em Nguyễn Tường Việt và Nguyễn Tường Thiết, trưởng và thứ nam của ông Nhất Linh cũng tới thăm ông Huy Cận. Cuộc thăm viếng cũng thắm đượm tình gia đình. Cuộc viếng thăm này cũng được anh Tường Thiết kể lại trong một bài báo khác mà tôi cũng không nhớ tựa đề.
 
Theo dõi như vậy, người ta có thể nhận thấy, cái mối liên hệ giữa hậu duệ của các thành viên trong TLVĐ dễ trở thành mối liên hệ thân thuộc. Và vì vậy, không khó để người ta hiểu tại sao, người "thân nhân" đầu tiên Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà gặp trong chuyến viếng thăm thủ đô Washington D.C. của Hoa Kỳ lại là bà Nguyễn Tường Nhung, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam, phu nhân cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.
 
Phạm Bằng Tường