Huệ Lộc :
Suy nghĩ về Hai Bản Thông Cáo
của Viện Hoá Đạo đến Hội Thích Như Đạt
1. Đã lâu rồi, từ ngày Hội Thích Thiện Minh không hoạt động nữa, tôi cũng không để ý vào việc sanh hoạt của GHPGVNTN nữa, ngoại trừ một vài phóng ảnh hay viết vài bài Phật Pháp khuyến tấn tu hành cho các bạn hữu duyên. Tôi không biết Hội Thích Như Đạt nầy ra đời lúc nào. Lần đâu qua bức thông cáo của Viện Hoá Đạo (VHĐ) và Văn Phòng II (VPII) cách đây vài ngày, thì được biết có một hội khác thay thế cho hội Thích Thiện Minh là hội Thích Như Đạt, và hội nầy cũng được Giáo hội yêu cầu đừng gởi tiền về cúng dường cho GHPGVNTN ở Viết Nam.
2. Căn cứ vào lá thư Thông bạch, tôi được biết :
Hội Thích Thiện Minh từ lúc thất bại trong danh nghĩa kêu gọi đóng tiền giúp Gíao hội lại quay sang đổi ra tên khác và lấy tên là Hội Thích Như Đạt điều mà VHĐ bảo rằng có sự không kính trọng Giáo hội. Như vậy thì việc dùng tên của cố HT Thích Như Đạt để đặt tên cho hội nầy đã xin phép VHĐ cũng như VPII chưa ?
3. Từ đó tôi lại nêu lên câu hỏi : Sự gởi tiền về Gíao hội trong nước còn gọi là cúng dường chư Tăng. Sự cúng dường nầy là vô vụ lợi hay có kèm theo yêu sách gì không ? Hãy xét hai phần như sau :
a. Về người cúng dường nếu có tâm vô vị lợi thì dầu món đồ cúng dường có người nhận hay không có người nhận cũng không lấy gì làm buồn hay bực tức mới đúng đạo lý. Vì sao ? Vì tâm họ vốn vô vị lợi tức không có sự cầu mong hay lợi dụng, và món đồ cúng dường đó tuy không người nhận nhưng có thể bố thí cho những người khốn khổ khác thì công đức vẫn không suy giảm.
b. Về người nhận của bố thí thì có hai trường hợp xảy ra :
* Trường hợp thứ nhất nếu người bố thí với tâm thành kính, món đồ bố thí trong sạch không đi kèm với những yêu sách ngặt nghèo, người nhận có tâm hoan hỉ không, có tâm lo lắng trước sau vì biết đây là việc phúc điền chớ không vì món ăn hay sự nghèo khó mà nhận. Nếu vậy thì bố thí viên mãn công đức.
* Trường hợp thứ hai người bố thí hoặc không có tâm thành kính, hoặc món đồ bố thí không thanh tịnh hay kèm theo những yêu sách ngặt nghèo, hoặc người nhận thí không cần dùng món đồ, hoặc vì vật thí mà sanh tâm lo sợ trước sau thì công đức bố thí không thành tựu. Lúc đó dù có bố thí mà thật sự không mang đến phước đức cho hai bên. Người nhận lúc bấy giờ không nhận cũng không có lỗi lầm gì. Của phi nghĩa có giàu đâu, người quân tử còn khinh khi món đồ phi nghĩa huống chi là người xuất gia.
Kinh Đại Trí Độ còn chép lại : Ngày xưa khi đức Thế Tôn còn tại thế, có một người Phạm Chí tánh tình kêu ngạo hống hách lại keo kiệt thường hay dùng thô ngữ đối với chư Tăng. Một hôm đức Phật dừng lại nơi cửa nhà ông ta để giảng pháp Nhân Duyên Vô Thường Sanh Diệt. Nghe xong ông ta thấy tự mình đuối lý, không nói được tiếng nào, nên bảo người nhà mang một bát cơm đầy ấp thức ăn ra bố thí cho Phật, và nói :
– Ngài hôm nay giảng pháp hay quá nên tôi cúng dường bát cơm ngon.
Đức Phật trả lời :
– Ta đến đây không phải vì món ăn, mà vì ông để giảng đạo lý. Nay ông vì đuối lý mà cúng dường cho Như Lai thì món ăn nầy Như Lai không nhận được, vì trong thức ăn nầy có lửa cháy rất mạnh.
Ông Phạm Chí nghe nói không tin liền đổ bát cơm đầy ấp đồ ăn xuống đất. Khi vừa chạm đất bát cơm bốc khói phát một ngọn lửa rất lớn. Mọi người trông thấy đều kinh hãi.
Qua câu chuyện trên các chư thiện nam nữ thấy Phật có khi cũng không nhận vật bố thí vì nó bất tịnh, mà ý thức được phước báu cúng dường tuỳ thuộc vào tâm thành kính vô vị lợi. Người tu hành cần phải thận trọng và sáng suốt khi nhận vật cúng dường, cần phải biết lúc nào nên nhận và lúc nào không nên nhận. Còn người cho cũng không nên dùng tâm phân biệt phải là chư Tăng của mình hay chư Tăng của người. Trong kinh Mi Tiên có bảy hạng Tăng, trong đó chỉ có một hạng chơn Tăng vì hiểu rõ cảnh ngũ dục sanh tử là khổ nên phát tâm xuất gia tu hành. Đây là hạng chơn Tăng. Kinh Đại Trí Độ còn nói : « Cúng dường cho chơn Tăng là cúng dường Phật. » Chơn tăng nào cũng là Chơn Tăng thì cần gì phải phân biệt cúng dường. Trong kinh Pháp Môn Bất Nhị, Ngài Duy Ma Cật có nói : « Nếu đặng tâm cúng dường cho gã ăn mày trong thành mà xem như cúng dường Phật, thời đó là pháp Bất Nhị. » Pháp Bất Nhị đây chính là pháp môn Đại Thừa Vô Tướng hay còn gọi là Bát Nhã Không Tông.
Nếu đã hiểu như vậy thì công đức cúng dường nếu áp dụng đúng sẽ từ một hành động nhỏ nhoi như hành động băng bó vết thương cho chim chóc với tấm lòng trắc ẩn cũng sẽ tạo một công đức rộng lớn không thua gì cúng dường Phật. Như thế nếu có ai cúng dường Gíao hội mà Gíao hội chưa thể hay không thể nhận thì mình phải thông cảm hoàn cảnh khó khăn của Gíao hội. Có bao đời ai cho tiền mà người nhận lại không chịu nhận. Nếu Gíao hội đã không nhận tất nhiên sẽ có lý do. Vậy lý do đó chính là gì ? Có thể đó là những yêu sách đi kèm theo món đồ bố thí. Những yêu sách nầy là những gì ? Chỉ có Gíao hội biết và hội Thích Như Đạt nầy biết mà thôi, nhưng Gíao hội đã tế nhị không phổ biến ra đại chúng vì muốn giữ thể diện cho nhóm hội Thích Như Đạt nầy. Tôi không hiểu những hội viên của hội Thích Như Đạt có để ý đến điều nầy chăng ?
4. Xưa nay tôi không có cơ hội đọc bản nội qui của hội Thích Thiện Minh và Hội Thích Như Đạt, tuy nhiên hôm qua có bài viết Tâm Thư của nhóm người trong hội Thích Thiện Minh gởi đến tôi qua email, trong bài viết nầy có đề cập đến hai điểm chính của hội Thích Thiện Minh. Nhìn qua hai điểm nầy bấy giờ tôi mới hiểu tại sao Gíao hội đã không tiếp tục nhận tiền của hội Thích Thiện Minh trong quá khứ. Tôi xin trích và có ý kiến về hai điểm đó như sau, và sau nầy nếu ai có nguyên bản nội qui của hai hội nầy nếu có thể được xin vui lòng gởi cho tôi được tường lãm :
- Ban Điều Hợp (của Hội Thích Thiện Minh) liên lạc trực tiếp với Giáo Hội Trong nước.
- Phổ biến thông tin liên quan đến GHPGVNTN và các sinh hoạt tu học Phật Giáo.
Về điều thứ nhất : Các Khuôn hội chính danh của Giáo Hội như các Miền Quảng Đức, Miền Thiện Luật, Miền Đôn Hậu, hay Miền Khuông Việt, và các ban Hộ Trì Tam Bảo… còn chưa có được đặc quyền chính thức như điều thứ nhất đòi hỏi trong bản nội qui hội Thích Thiện Minh, hà huống gì hội Thích Thiện Minh hay hội Thích Như Đạt lại được đặc quyền nầy ? Qui tắc hành chánh của Gíao hội là tiến hành theo hàng dọc. Các ban ngành theo thứ tự đệ đạt từ dưới đi lên. Hội Thích Thiện Minh hay hội Thích Như Đạt nếu muốn tham chánh thì cũng phải bắt đầu ghi danh từ cơ sở căn bản Gíao hội Hải Ngoại mà xây dựng và tuân hành chính xác theo bản Hiến Chương Giáo Hội ; còn nếu muốn không phục tùng cơ cấu Gíao hội Hải Ngoại, tức muốn làm một hội bình thường bên ngoài, thì sự cúng dường phải tự nguyện một cách vô vị lợi mới đúng. Lại nữa vì sự an toàn cho Giáo Hội, chỉ có một số thành viên lãnh đạo Hải Ngoại như trường hợp Văn Phòng II hay Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế mới có thể trực tiếp tiếp xúc Giáo Hội trong nước, còn ngoài ra phần đông từ trước đến nay những ai muốn tiếp với Giáo Hội trong nước nếu không có gì quan trọng đều phải thông qua những thành viên lãnh đạo hay tự thăm viếng vãng lai chư Tăng trong nước. Nay nếu vì không được chấp thuận đặc quyền nầy mà hội nầy tỏ ra bất mãn không tiếc lời phản bác trên chốn công cộng, thì sau nầy làm thế nào bảo mật được cho Giáo Hội ? Đó là chưa nói lên tánh cách vô lý, vì không được chấp nhận cúng dường mà sân hận thì không đúng với tinh thần Phật tử.
Về điều thứ hai : Các thành viên Giáo Hội Hải Ngoại cũng như Chánh Đại Diện các miền trừ vị Chủ Tịch và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, đều không có quyền chánh thức tự ý phổ biến tin liên quan đến Giáo Hội vì phải bảo vệ tiếng nói thống nhất của Giáo Hội. Nay nếu hội Thích Thiện Minh hay hội Thích Như Đạt muốn được đặc quyền nầy thì khác nào được trở thành một phòng Thông Tin chính thức thứ hai của Giáo Hội ? Nói dễ hiểu theo cơ cấu thế tục, có hai đại diện chánh thức phát ngôn viên cho một quốc trưởng. Điều đó dễ dàng dẫn tới tình trạng kẻ phát ngôn xuôi, người phát ngôn ngược. Người ta không hiểu Giáo Hội đang muốn nói cái gì. Lại nữa những hội nầy không phải là thành viên của Giáo Hội và không tuân theo Hiến Chương của Giáo Hội thì ai dám giao cho nhiệm vụ lạ lùng vậy.
Vì thế đó là lý do tại sao Giáo hội không nhận tiền cúng dường của hội Thích Thiện Minh trong quá khứ. Còn về hội Thích Như Đạt, để tỏ rõ vấn đề hơn — nếu ai có bản nội qui của hội nầy xin công bố ra để mọi người cùng nghiên cứu thì mới gọi là chánh danh hay không. Vì danh có chánh thì ngôn mới thuận. Ngôn có thuận thì việc mới thành. Danh đây chính là bản nội qui. Ngôn đây chính là lý lẽ trong sáng trong bản nội qui.
5. Trở về hai Bức Thư Thông Bạch của Viện Hoá Đạo gởi ra qua Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ngày 03 tháng 05 vừa qua. Trong thư nầy có nêu ra ba lý do mà VHĐ không nhận tiền cúng dường của hội Thích Như Đạt như sau :